Đo tiết diện bắt bức xạ Nơtron trung bình của Te, Ba, Sb trên các chùm Nơtron phin lọc 55 và 144 Kev

Như đã biết Nơtron đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành các nguyên tố nặng trong tự nhiên. Các quá trình trong đó các nguyên tố nặng được tổng hợp ở trong vũ trụ lúc mới hình thành được phân thành 2 nhóm tùy thuộc vào sự biến đổi hạt nhân liên quan chiến ưu thế là các phản ứng hạt tích điện...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Xuân Trọng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2013
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/33700
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Như đã biết Nơtron đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành các nguyên tố nặng trong tự nhiên. Các quá trình trong đó các nguyên tố nặng được tổng hợp ở trong vũ trụ lúc mới hình thành được phân thành 2 nhóm tùy thuộc vào sự biến đổi hạt nhân liên quan chiến ưu thế là các phản ứng hạt tích điện hay là phản ứng bắt Nơtron. Việc hình thành của phần lớn các hạt nhân trong miền số khối A<=60 liên quan với các phản ứng hạt tích điện, còn đối với các hạt nhân đứng sau sắt (A>=60) chủ yếu được hình thành từ phản ứng bắt Nơtron thông qua các quá trình s hoặc r. Việc phân biệt các quá trình bắt Nơtron s và r. Việc phân biệt quá trình bắt Nơtron s và r được thực hiện dựa trên cơ sở các thời gian sống tương đối của quá trình bắt nơtron và quá trình phân rã electron. Nếu quá trình bắt nơtron > quá trình phân rã electron thì quá trình bắt nơtron được gọi là quá trình s (quá trình chậm), còn ngược lại gọi là quá trình r (quá trình nhanh). Phần đóng góp tương đối của các quá trình s và r đã được xác định như là một hàm của số khối. Nghiên cứu hệ thống hóa các số liệu thực nghiệm về tiết diện bắt nơtron và độ phổ biến của hạt nhân đã cho kết quả là giữa chúng có một quan hệ gần như là tỉ lệ nghịch. Vì vậy số liệu chính xác về tiết diện bắt bức xạ nơtron là cơ sở để giải thích được độ phổ biến của các nguyên tố và các đồng vị của chúng. Trong chương trình nghiên cứu số liệu hạt nhân của vùng năng lượng nơtron dải keV. Viện NCHN đã tiến hành các phép đo tiết diện bắt bức xạ nơtron trung bình của một số đồng vị của Ba, Sb và Te trên các chùm nơtron phin lọc 55 keV và 144 keV. Các số liệu này rất cần thiết trong các nghiên cứu về thiên văn học hạt nhân. Trong thực nghiệm đã sử dụng phương pháp kích hoạt với việc chiếu xạ đồng thời các lá vàng như là một lá dò chuẩn trong phép đo tiết diện. Tỉ số hiệu suất ghi gamma của các tia so với tia 411 keV của Au được xác định bằng việc kích hoạt và đo mẫu Eu với cùng kích thước so với mẫu cần nghiên cứu. Khối lượng mẫu và thời gian đo được chọn đảm bảo sao cho với điều kiện chiếu xạ 50 giờ sẽ nhận được sai số thống kê từ 3-5%. Các số liệu nhận được đã được so sánh với các số liệu thực nghiệm đã có và các số liệu tính toán.