Thu nhập và giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ tham gia hoạt động làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu

Nghiên cứu nhằm đánh giá thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ tham gia hoạt động làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là: Phân tích thống kê, phân tích lợi ích chi phí (CBA), và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nô...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Mai, Văn Nam
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37231
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu nhằm đánh giá thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các nông hộ tham gia hoạt động làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là: Phân tích thống kê, phân tích lợi ích chi phí (CBA), và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nông hộ tham gia làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu giúp tăng việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên, những khó khăn lớn nhất hiện nay các làng nghề ở địa phương gặp phải là thiếu vốn cho sản xuất, đầu ra sản phẩm làng nghề không ổn định, thiếu nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, trình độ tay nghề lao động không cao, và thiếu trang thiết bị phục vụ nghề. Vì vậy, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh hiện nay cần phải có những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại: (1) Về đào tạo nguồn lao động: Lao động làng nghề, nghề thủ công, tiểu thủ công thường xuyên nâng cao tay nghề, kĩ năng lao động mang tính chuyên nghiệp để thực hiện các mẫu mã mới, phát triển sản phẩm nhằm tạo thị trường ổn định và có việc làm thường xuyên; (2) Về vốn: Cần hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, giúp cho các làng nghề, nghề thủ công đủ vốn đầu tư phát triển sản xuất, với các hình thức thích hợp như đề nghị các ngân hàng thương mại cho vay tín chấp, áp dụng các chính sách ưu đãi lãi suất đối với các làng nghề truyền thống, nghề thủ công thu hút nhiều lao động.