Những mâu thuẫn trong quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay và phương hướng giải quyết
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Tuy có nhiều cách phân chia khác nhau nhưng chung quy lại quan hệ sản xuất được thể hiện trên 3 mặt: sở hữu - tổ chức quản lý và phân phối. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một hệ thống quan hệ sản...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37452 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Tuy có nhiều cách phân chia khác nhau nhưng chung quy lại quan hệ sản xuất được thể hiện trên 3 mặt: sở hữu - tổ chức quản lý và phân phối. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một hệ thống quan hệ sản xuất tương ứng, trong đó có quan hệ sản xuất đóng vai trò định hướng, chủ đạo, phản ánh bản chất của chế độ xã hội đó, bên cạnh đó còn có các QHSX khác vẫn tồn tại do điều kiện kinh tế cho nó tồn tại chưa hoàn toàn mất đi, mà có khi ngược lại còn tạo khả năng cho nó phát triển. Thực tế trong quá trình vận động của hình thái kinh tế - xã hội TBCN, cũng như hình thái kinh tế - xã hội XHCN những thập kỷ qua đã chứng minh điều đó. Nguyên nhân của sự tồn tại đó xét đến cùng là do sự chi phối của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Trên cơ sở của nhận thức đó, xem xét trong hình thái kinh tế - xã hội VN trong thời kỳ quá độ lên CNXH, tuy có thể có nhiều cách phân định khác nhau song quy đến cùng lý luận của Mác, Lê Nin phân định QHSX vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị. Với cách phân chia đó thì còn tồn tại lâu dài hệ thống các QHSX XHCN, QHSX TBCN và QHSX tiền Tư bản. Chúng tôi cho rằng, trong giai đoạn hiện nay không được nhận thức lệch lạc vấn đề này, vì sẽ dẫn đến xa rời định hướng XHCN.
Hệ thống quan hệ sản xuất ở VN có những đặc trưng nổi bật sau đây mà các hình thái xã hội khác không có đó là: Tính thống nhất trong đa dạng theo định hướng XHCN. Tính thống nhất ở đây là tính chất chung, giống nhau, không trái ngược hay đối lập nhau của những mối quan hệ gắn với các chủ thể kinh tế trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều đó biểu hiện ở chỗ các chủ thể kinh tế (dù thuộc hình thức sở hữu, thành phần kinh tế nào) cùng hoạt động trong một môi trường về điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
Tính đa dạng của hệ thống quan hệ sản xuất, biểu hiện mỗi quan hệ sản xuất khác nhau có những đặc trưng khác nhau, có khuynh hướng phát triển khác nhau, lợi ích khác nhau, bị sự chi phối của các quy luật cơ bản khác nhau. Tính định hướng XHCN thể hiện ở chỗ tất cả quan hệ sản xuất đều bị chi phối bởi kiến trúc thượng tầng và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước XHCN. |
---|