Quan hệ sở hữu tài sản và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân ngày một nâng cao theo luật doanh nghiệp

Trong thời kỳ buôn bán sơ khai, người ta đã từng nhìn doanh nghiệp (DN) như một chiếc thuyền buôn ra khơi từ quá trình hình thành và hoạt động của nó. Trước tiên, là giai đoạn chuẩn bị đóng thuyền, tuyển chọn thủy thủ, trang bị các phương tiện cho chiếc thuyền, và đăng ký phương tiện kinh doanh này...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Ngô, Ngọc Bửu, Trương, Đình Hẹ
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37461
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong thời kỳ buôn bán sơ khai, người ta đã từng nhìn doanh nghiệp (DN) như một chiếc thuyền buôn ra khơi từ quá trình hình thành và hoạt động của nó. Trước tiên, là giai đoạn chuẩn bị đóng thuyền, tuyển chọn thủy thủ, trang bị các phương tiện cho chiếc thuyền, và đăng ký phương tiện kinh doanh này với chính quyền địa phương để có số đăng bạ đặt tên thuyền, chủ chiếc thuyền là ai, danh sách thủy thủ, sức trọng tải tối đa của thuyền. Tức là nhà chức trách hành chính đã trao cho chiếc thuyền mới này những tư cách pháp lý và nghề nghiệp đồng thời nhắc nhở người chủ không được chở hàng quá mức trọng tải, phải tuân theo những quy định quốc tế và quốc nội về hàng hải, thương mại v.v...Vào thời kỳ này, chiếc thuyền tượng trưng cho một chủ thể kinh doanh, một doanh nghiệp có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Chủ thể mới này có thể do một người bỏ vốn hay do nhiều người cùng góp công sức, tiền của làm nên. Những hình ảnh ban đầu này qua lịch sử hoạt động nhiều thế kỷ, đã dẫn đến khái niệm doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần nhiều người cùng góp vốn. Còn về tính sở hữu, dù là một người hay nhiều người ra vốn, họ đều có đầy đủ pháp lý về quyền làm chủ chiếc thuyền đã đăng ký hợp lệ này, tức là họ được làm chủ sở hữu tư liệu sản xuất mà thôi. Trường hợp thuyền ra khơi đi buôn bị đắm, thuyền chủ chỉ chịu trách nhiệm trên số hàng thật sự chuyên chở, còn tài sản khác của họ trên bờ thì không liên can tới. Nhưng cũng có trường hợp chủ thuyền phải dùng cả tiền của riêng đã tích lũy để đền bù cho người bị thiệt hại do một phán quyết của tòa án rằng thiệt hại gây ra hoàn toàn do lỗi của chủ thuyền đã không hành sử đúng mức những nguyên tắc nghề nghiệp chuyên môn do luật quy định. Từ thực tiễn đó, dần dần phát sinh ra khái niệm "trách nhiệm hữu hạn" và "trách nhiệm vô hạn"...mà ngày nay chúng ta thường nghe nói tới, vì nhiều quốc gia đã pháp chế hóa những hình thức trách nhiệm này.