Thị phần ngân hàng được phân chia ra sao ?

Đầu tháng 8.1999 vừa qua, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Phương Nam (TP.HCM) đã tiến hành xong mọi công việc sáp nhập NHTMCP Đại Nam vào mình. Trước đó NHTMCP Đồng Tháp cũng đã được sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam, trở thành một chi nhánh của ngân hàng này ở Đồng Tháp. Tại An Giang, NHTMCP Vi...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Đắc Hưng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37463
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Đầu tháng 8.1999 vừa qua, Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Phương Nam (TP.HCM) đã tiến hành xong mọi công việc sáp nhập NHTMCP Đại Nam vào mình. Trước đó NHTMCP Đồng Tháp cũng đã được sáp nhập vào NHTMCP Phương Nam, trở thành một chi nhánh của ngân hàng này ở Đồng Tháp. Tại An Giang, NHTMCP Viễn Đông, sau nhiều năm kinh doanh thua lỗ, được Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho phép, đã hoàn tất việc thanh lý tài sản, chấm dứt hoạt động. Tương tự, tại Bình Dương, NHTMCP Mai Phương do kinh doanh không có hiệu quả, đã trả lại giấy phép hoạt động cho NHNN và đang tiến hành các bước đóng cửa hoạt động. NHTMCP Mê Công (TP.HCM) được phép của NHNN đang làm thủ tục bán lại cho NHTMCP Quốc Tế (trụ sở tại Hà Nội) và sẽ trở thành một chi nhánh của NHTMCP Quốc Tế tại TP.HCM. Cũng tại địa bàn TP.HCM, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định giao tài sản thế chấp của một NHTMCP chuẩn bị sáp nhập vào một NHTMQD để xử lý thu hồi nợ. Các NHTMCP khác cũng đã có cuộc họp đầu tiên giữa hội đồng quản trị và ban điều hành hoặc đã thành lập tổ công tác đang xúc tiến các thủ tục và các bước sáp nhập. Hệ thống NHTMCP và công ty tài chính cổ phần, (gọi chung là tổ chức tín dụng - TCTD) cổ phần phát triển mạnh ở nước ta trong những năm đầu thập kỷ 90, lúc cao nhất lên tới 54 đơn vị, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM. Còn hiện nay thực hiện kế hoạch củng cố và sắp xếp lại hệ thống các TCTD cổ phần, dự kiến sau khi sáp nhập, giải thể số lượng các TCTD cổ phần trong cả nước sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 40 - 45 ngân hàng. Dường như ngược lại với xu hướng đó, thì ngày 24.8.1999, Korea Exchange Bank, một ngân hàng lớn và mạnh của Hàn Quốc, chính thức khai trương hoạt động tại Hà Nội. Chase Manhattan Bank, một ngân hàng lớn của Mỹ và thế giới, thiên về hoạt động ngân hàng bán buôn, dự kiến trong thời gian tới sẽ khai trương hoạt động chi nhánh tại TP.HCM. Như vậy, số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ tiếp tục tăng lên tới 27 chi nhánh, cùng với 4 ngân hàng liên doanh khác nữa (chưa kể các công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài), tập trung cũng ở TP.HCM và Hà Nội. Còn đối với riêng hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh thì vẫn giữ nguyên.