Phát triển thành phần kinh tế tư nhân và tái cấu trúc khu vực quốc doanh trong thời kỳ quá độ tại Việt Nam
Sau Đại hội đảng lần VI vào năm 1986, chính sách kinh tế của VN đã thay đổi hoàn toàn. Chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch chỉ huy sang cơ chế thị trường dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần. Từ đó, thành phần kinh tế tư nhân tại VN đã phát triển rất nhanh. Sau 1986, nhất là...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37464 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Sau Đại hội đảng lần VI vào năm 1986, chính sách kinh tế của VN đã thay đổi hoàn toàn. Chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch chỉ huy sang cơ chế thị trường dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần. Từ đó, thành phần kinh tế tư nhân tại VN đã phát triển rất nhanh. Sau 1986, nhất là từ 1991 đến nay, đổi mới kinh tế và bước chuyển sang kinh tế thị trường đã tạo ra những biến đổi trong GDP, tài chánh công và cách sử dụng nhân lực. Trong giai đoạn 1990-97, GDP tăng khoảng 8,5%/năm và cơ cấu GDP cũng thay đổi nếu xét trên góc cạnh sở hữu và loại hình hoạt động kinh tế. Cơ cấu kinh tế đang chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp hoá hơn. Tỷ lệ của khu vực kinh tế nhất đẳng (nông- lâm- ngư nghiệp) trong GDP giảm dần, từ 40,5% vào năm 1991 xuống 26,2% vào năm 1997 trong khi tỉ lệ của khu vực kinh tế nhị đẳng (công nghiệp và xây dựng) tăng từ 23,8% lên 31,24% và của khu vực tam đẳng (dịch vụ) tăng từ 35,7% lên 42,56% trong cùng thời kỳ.
Chính sách đổi mới kinh tế cũng thiết lập cơ sở pháp lý cho sự phát triển doanh nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài (được Quốc hội thông qua ngày 29.12. 1989, sửa đổi lần thứ nhất vào tháng 6.1990, lần thứ nhì vào tháng 12.1992 và lần thứ ba vào năm 1996) là văn kiện pháp luật qui định những nguyên tắc cơ bản liên quan tới đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào VN. Theo Luật này, nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn trong những hình thức đầu tư sau: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh với đối tác trong nước, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty trong khu chế xuất và dự án BOT.
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được giao quyền tự chủ về nhiều mặt. Qua Quyết định 217-HĐBT (tháng 11. 1987) và nhiều chỉ thị cấp bộ, quyền tự chủ của DNNN đã được mở rộng tới các lãnh vực như lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh, lựa chọn vật tư và kỹ thuật, tiếp thị sản phẩm và quyết định về giá cả; kế toán tài chính; tín dụng; lương bổng và trợ cấp phúc lợi. |
---|