Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp dược quốc doanh Việt Nam

Từ xa xưa, con người đã biết dùng cây cỏ, khoáng vật, động vật làm thuốc điều trị bệnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chế biến thuốc trở thành một ngành sản xuất quan trọng. Ngày nay, con người không chỉ khai thác dược liệu tự nhiên mà còn biết nuôi trồng, xác định hoạt chất, chiết x...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Thị Việt Nga
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37467
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Từ xa xưa, con người đã biết dùng cây cỏ, khoáng vật, động vật làm thuốc điều trị bệnh. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chế biến thuốc trở thành một ngành sản xuất quan trọng. Ngày nay, con người không chỉ khai thác dược liệu tự nhiên mà còn biết nuôi trồng, xác định hoạt chất, chiết xuất hoạt chất, tổng hợp hoá chất v.v... Cùng với những thành tựu khoa học tiên tiến khác, với những thiết bị tối tân, đã cho ra những sản phẩm tiện lợi cho sử dụng với những dạng bào chế ngày càng phong phú và phức tạp. Bên cạnh đó, dược phẩm còn là một mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao, nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới lớn mạnh nhờ kinh doanh dược phẩm. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng phức tạp hơn. Ngành công nghiệp dược Việt Nam tuy còn non trẻ, nhưng không vì thế mà kém khả năng tiếp cận và phát triển. Ngành bào chế dược phẩm chúng ta đã và đang xây dựng hằng chục nhà máy quốc doanh, liên doanh, xí nghiệp tư nhân.... có giá trị sản lượng hằng năm ngày càng cao, nộp thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng nhiều, giải quyết ổn định đời sống hằng chục ngàn lao động. Sản xuất trong nước đã có khả năng thay thế một phần hàng ngoại nhập và tham gia xuất khẩu góp phần giảm bớt chi tiêu ngoại tệ. Tuy nhiên đến nay, sự phát triển của các xí nghiệp Dược quốc doanh còn mang tính tự phát, thiếu định hướng chiến lược. Chính vì thế, không tạo được lợi thế cạnh tranh, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay và sắp tới, khi ta hội nhập vào AFTA. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các xí nghiệp trong nước mà xu hướng ngày càng gay gắt, bởi sự tham gia của các công ty, xí nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa. Từ tình hình thực tế cạnh tranh hiện nay, từ nhu cầu phát triển kinh tế chung, xin nêu một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các xí nghiệp dược quốc doanh Việt Nam nhằm góp phần cùng ngành công ngiệp dược Việt Nam chuẩn bị tư thề sẳn sàng đi vào thế kỷ XXI