Vai trò quản trị trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên công nghệ
Ngày nay công nghệ được xem như là một tổng hợp của bốn thành phần : thiết bị, con người, tổ chức và thông tin. Trong đó thiết bị là phần cốt lõi và con người giữ vai trò quyết định. Bốn thành phần trên liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành phương tiện chuyển đổi trong quá trình sản xuất vật chất...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37469 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Ngày nay công nghệ được xem như là một tổng hợp của bốn thành phần : thiết bị, con người, tổ chức và thông tin. Trong đó thiết bị là phần cốt lõi và con người giữ vai trò quyết định. Bốn thành phần trên liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành phương tiện chuyển đổi trong quá trình sản xuất vật chất như sau :
Trong sản xuất, công nghệ là nhân tố sống động mang tính quyết định nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở thị trường trong nước cũng như ngoài nước, công nghệ đang là mối quan tâm sâu sắc của mọi quốc gia. Riêng đối với từng doanh nghiệp, công nghệ là vũ khí sắc bén để tạo lợi thế cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một vài công ty của Mỹ với tiềm lực công nghệ dồi dào, hoạt động trong lãnh vực công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như chế tạo xe hơi, dụng cụ cơ khí, hàng điện tử dân dụng, tự động hóa,... lại không thể tạo được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh - cụ thể là các công ty Nhật. Điều này cho thấy, công nghệ không thể tự thân biến đổi thành lợi thế cạnh tranh mà lợi thế cạnh tranh chỉ đến với các doanh nghiệp có một chiến lược thích hợp trong sử dụng công nghệ; điển hình như công ty Merck (Đức) tạo được ưu thế cạnh tranh trong ngành dược; Union Carbide và Dow Chemical (Mỹ) tạo được lợi thế cạnh tranh trong ngành hóa chất, Sony, Matsushita và JVC (Nhật) trong ngành điện tử dân dụng... đều là các công ty đã có chiến lược sử dụng công nghệ hợp lý.
Có nhiều yếu tố tác động đến sự hình thành lợi thế cạnh tranh dựa trên công nghệ của doanh nghiệp như yếu tố bên ngoài gồm môi trường tài chánh - tiền tệ, cơ cấu công nghiệp, chính sách của Nhà nước về kinh doanh và công nghệ; yếu tố bên trong như chu kỳ sống của sản phẩm, mức độ thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm ... Tuy nhiên, yếu tố tác động cơ bản nhất theo các nhà kinh tế, đó là vai trò quản trị. Thực vậy, quản trị và công nghệ đã hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện trên ba mặt của sản phẩm - dịch vụ như giá thành hạ, nâng cao chất lượng và cung cấp đúng lúc cho thị trường. |
---|