Những mâu thuẫn và cơ chế thực hiện hệ thống các lợi ích kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Lợi ích kinh tế là cái có ích, cái có lợi về mặt kinh tế . Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tính khách quan trong hoạt động kinh tế của con người tức biểu hiện quan hệ sản xuất. Vì vậy các quan hệ kinh tế của mỗi xã hội được biểu hiện trước hết là lợi ích. Vấn đề lợi ích kinh tế và...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37554 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Lợi ích kinh tế là cái có ích, cái có lợi về mặt kinh tế . Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tính khách quan trong hoạt động kinh tế của con người tức biểu hiện quan hệ sản xuất. Vì vậy các quan hệ kinh tế của mỗi xã hội được biểu hiện trước hết là lợi ích.
Vấn đề lợi ích kinh tế và các vai trò của nó trong quá trình sản xuất xã hội đã được Marx phân tích một cách khoa học trong các tác phẩm của mình . Trong cuốn "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" và đặc biệt trong bộ " Tư bản" Marx đã nghiên cứu một cách cặn kẽ và khoa học chỉ ra tính không điều hòa về lợi ích kinh tế giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản . Trong các tác phẩm của mình, V.I. Lênin tiếp tục nghiên cứu cụ thể vấn đề lợi ích kinh tế trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội .Thực tiễn cho thấy Lợi ích kinh tế là động lực cơ bản và then chốt thúc đẩy hoạt động của con người cho sự phát triển kinh tế – xã hội; qui định động cơ, mục đích , tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất của mỗi con người và của cả xã hội loài người ,là một khâu không thể thiếu được trong cơ chế vận dụng qui luật kinh tế .
Xét về bản chất, thì tính chất và đặc điểm của lợi ích kinh tế phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của QHSX, phụ thuộc trình độ phát triển của LLSX. và không tách rời với hệ thống các lợi ích chính trị, xã hội … và các động lực khác như động lực tinh thần, động lực đạo đức … song động lực kinh tế là động lực cơ bản .Tính chất và đặc điểm của hệ thống các lợi ích kinh tế ở Việt Nam là tính thống nhất và tính mâu thuẫn.
Cơ cấu hệ thống các lợi ích kinh tế xét theo cơ cấu nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay thì có các loại lợi ích kinh tế sau :
Lợi ích kinh tế của nhà nước; Lợi ích kinh tế của kinh tế tư bản Nhà nước; Lợi ích kinh tế trong kinh tế tư nhân; Lợi ích kinh tế tập thể; Lợi ích cá nhân người lao động; Lợi ích cá nhân người sản xuất kinh doanh. |
---|