Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với nông dân tạo động lực tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn
Về tầm quan trọng của các chính sách nói chung, cũng như chính sách xã hội nói riêng, đối với việc chăm lo phát triển nguồn lực con người, thực hiện công bằng xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng đã nhấn mạnh: "Ch...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37560 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Về tầm quan trọng của các chính sách nói chung, cũng như chính sách xã hội nói riêng, đối với việc chăm lo phát triển nguồn lực con người, thực hiện công bằng xã hội, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng đã nhấn mạnh: "Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng bình đẳng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân".
Trong toàn bộ các chính sách xã hội, thì chính sách xã hội đối với nông dân có ý nghĩa quan trọng; bởi nó liên quan đến nhiều mặt về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. Việc thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với nông dân cũng chính là tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
Bàn về chính sách xã hội đối với nông dân, trước hết phải kể đến chính sách dân số. Đây là một phạm trù rộng và có thể được hiểu theo nhiều ý nghĩa khác nhau. Chính sách dân số liên quan đến việc tăng, giảm nguồn nhân lực trong xã hội, mà trực tiếp là lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Ở nước ta, lực lượng nông dân không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn đối với nguồn lao động của xã hội, mà còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn nhất cho các ngành của nền kinh tế quốc dân. Chính sách dân số cũng chịu sự tác động của nhiều chính sách kinh tế xã hội khác như: chính sách lao động, việc làm, tiền lương, điều kiện lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội v.v…
Bên cạnh chính sách dân số thì chính sách lao động và việc làm cũng là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mỗi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đây là chính sách có mối quan hệ biện chứng với các chính sách xã hội và các chính sách kinh tế khác; nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Thực hiện tốt chính sách việc làm cũng có nghĩa là hệ số sử dụng lực lượng lao động cao, tỷ lệ người lao động thất nghiệp ít hơn và theo đó chính sách bảo hiểm chi cho thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống.
Đối với nước ta, thực trạng việc thực hiện các chính sách xã hội cơ bản trên đây đang có nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết. Theo con số thống kê hiện nay ở nước ta có gần 80% dân số tập trung ở nông thôn và trên 70% lao động của xã hội, trong đó chủ yếu là nông dân. Song những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho người lao động có việc làm cũng như các hoạt động xã hội khác lại chưa được đảm bảo như môi trường, điều kiện, cơ chế... Nhất là cơ sở vật chất lạc hậu, kết cấu hạ tầng thấp kém, phương tiện giao thông thủy, bộ phát triển chậm, giao lưu hàng hóa chưa phát triển, đi lại còn nhiều khó khăn. Cho đến nay mới có 87,9% tổng số xã co đường ô tô đến tận trụ sở ủy ban nhân dân; 92% có trạm xá; 38% có trạm truyền thanh; số hộ có nhà bán kiên cố và kiên cố là 12%. Đa số nông dân có thu nhập thấp, nếu quy ra tiền bình quân chỉ khoảng từ 50 đến 100 nghìn đồng/ tháng; thậm chí có nơi vùng sâu vùng xa còn thấp hơn nhiều.
Điều đáng quan tâm là cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo để thực hiện chính sách xã hội, cũng còn nhiều tồn tại cần phải có giải pháp khắc phục. Đến nay 99,8% số xã có trường tiểu học, 77,6% có trường trung học cơ sở, 7% có trường phổ thông trung học. Số người không biết chữ tuy đã ít hơn; song từ một tỷ lệ cao của học sinh tiểu học giảm dần qua trung học cơ sở, đến trung học phổ thông có nơi chỉ còn dưới 30% theo học, còn theo học đại học hiện nay nhiều nơi đang là "vùng trắng". Hơn nữa, với thu nhập như hiện nay của đa số nông dân không thể đủ khả năng để trang trải các chi phí cho con theo học ở các trường đại học trong một tháng, chứ chưa nói đến vài năm. Những nguyên nhân trên dẫn đến trình độ và khả năng tiếp cận, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chậm so với các ngành khác, tạo khoảng cách ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó điều kiện chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tình trạng ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch đang là những vấn đề đáng lo ngại. Số giường bệnh trung bình trên một nghìn dân còn rất thấp, nhiều xã vùng trung du, miền núi, trạm xá chỉ là nhà hộ sinh, có hai hoặc ba giường; chưa có điều kiện và khả năng để phòng, chữa bệnh, ngay cả các bệnh thông thường. Tình trạng vệ sinh kém cũng dẫn đến nhiều loại bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm; kể cả một số nông dân biết mình bị bệnh, song quá nghèo không có khả năng để chạy chữa.
Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng, hạn chế việc làm do thiếu các yếu tố của quá trình sản xuất. Chẳng hạn diện tích canh tác bình quân đầu người thấp. Ở một số nước bình quân một nông dân canh tác một ha đất trở xuống coi như thất nghiệp, trong khi đó ở nước ta nhiều nơi bình quân đầu người không đến 0,2 ha. Không chỉ đất canh tác ít mà xu hướng ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn. Hơn nữa, đặc trưng lối canh tác trong nông nghiệp chủ yếu là thuần nông, kinh nghiệm cổ truyền, chỉ có 7% lực lượng lao động được đào tạo qua trường lớp, năng suất lao động thấp, tình trạng thiếu việc làm còn là phổ biến; bình quân lao động chỉ làm việc 210 ngày/năm; lao động có số ngày làm việc cao hơn chỉ khoảng 21%; ngay cả trong số lao động này mỗi ngày cũng chỉ mới làm việc từ 4 đến 5 giờ; đó là chưa kể mỗi năm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn tăng thêm từ 1,2 đến 1,4 triệu người lao động.
Tình trạng mất dân chủ ở một số điạ phương, tham ô của công, phân phối không công bằng, chưa chú trọng, quan tâm, đầu tư nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo sự phát triển toàn diện của người nông dân, hoặc chưa tạo ra các điều kiện để nông dân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Đời sống của nông dân chưa được quan tâm đúng mức trên nhiều mặt; nhất là đội ngũ lao động rất lớn trước đây đã từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, song do điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, nên chế độ chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng cho các gia đình có công với cách mạng. Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng nhất định đến sự kích thích, động viên người lao động, hăng hái tham gia lao động sản xuất.
Chính sách việc làm cũng chưa được chú trọng một cách thỏa đáng, toàn diện, nhất là các yếu tố điều kiện làm việc của người lao động. Thiếu đầu tư về tư liệu lao động và đối tượng lao động, những điều kiện cần thiết phải có để lao động, kể cả từng bước nâng cao năng lực của các yếu tố đó. Ngay cả một số nông dân, trước đây có ruộng đất nhưng không biết canh tác; hoặc do quá nghèo không có các tư liệu lao động cần thiết hoặc không có khả năng thuê mướn máy cày, bừa…đã chuyển nhượng đất đai cho người khác, đi làm thuê. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, hình thành các từng lớp xã hội khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nước ta. |
---|