Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu về năng lực sáng tạo của con người
Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tác động lên tất cả các quốc gia. Có thể nói tất cả mọi quốc gia hoặc là đang ở trạng thái này, trình độ này hoặc là ở trạng thái khác, trình độ khác của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với những nước phát triển, công nghiệp hóa tiếp tục đào tạo ra và...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37573 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tác động lên tất cả các quốc gia. Có thể nói tất cả mọi quốc gia hoặc là đang ở trạng thái này, trình độ này hoặc là ở trạng thái khác, trình độ khác của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đối với những nước phát triển, công nghiệp hóa tiếp tục đào tạo ra và nâng cao hơn nữa năng suất lao động, đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đối với những nước chậm và đang phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước hội nhập vào tiến trình phát triển chung của nhân loại. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu hiện nay.
Xuất phát từ kết quả của mười năm đổi mới, từ những tiền đề kinh tế - xã hội đã tạo ra, Đảng ta nhận định rằng đất nước đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [1]
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình biến đổi xã hội sâu sắc nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Sự áp dụng này, cố nhiên, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội, mà còn được mở rộng ra tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người, tạo ra hiệu quả cao. Đồng thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần, làm hình thành những quan niệm, những giá trị và những chuẩn mực mới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do vậy không chỉ là quá trình đẩy mạnh sự phát triển xã hội mà còn là một trạng thái, một trình độ xã hội phát triển cao.
Như thế, đòi hỏi đầu tiên của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là đổi mới công nghệ; vì chỉ thông qua các công nghệ mới, hiện đại mà các nguồn lực quốc gia được huy động tối đa vào sản xuất, các lĩnh vực hoạt động được đổi mới và nâng cấp về chất. Đòi hỏi này càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta tiến hành công nghiệp hóa từ một điểm xuất phát còn quá thấp. Theo đánh giá của Bộ khoa học công nghệ và môi trường, chỉ xét về mặt công nghệ, VN đang ở trình độ lạc hậu so với các nước tiên tiến nhất thế giới khoảng 100 năm; so với các nước trung bình khoảng cách đó là 2 đến 3 thế hệ hoặc 4 đến 5 thế hệ tùy từng lĩnh vực cụ thể. |
---|