Một số giải pháp nhằm phát triển môi trường công nghệ thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Môi trường công nghệ là tổng hợp các yếu tố tương tác lẫn nhau như thị trường công nghệ, các tổ chức nghiên cứu triển khai, các luật lệ, các quy định và chúng ảnh hưởng đến hoạt động công nghệ của doanh nghiệp. Môi trường công nghệ của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên tro...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Tô, Văn Hưng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37577
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Môi trường công nghệ là tổng hợp các yếu tố tương tác lẫn nhau như thị trường công nghệ, các tổ chức nghiên cứu triển khai, các luật lệ, các quy định và chúng ảnh hưởng đến hoạt động công nghệ của doanh nghiệp. Môi trường công nghệ của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Môi trường bên ngoài gồm các luật lệ, chính sách về công nghệ; các tổ chức nghiên cứu triển khai; thị trường mua bán công nghệ ... Môi trường bên trong gồm các yếu tố nội bộ có liên quan đến hoạt động công nghệ của doanh nghiệp như sự lựa chọn sản phẩm, sự lựa chọn công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn vốn, tổ chức ... Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong có tác động tương tác lẫn nhau : môi trường bên ngoài tạo cơ hội thuận lợi hoặc gây ra bất trắc cản trở môi trường bên trong phát triển; môi trường bên trong phát triển tạo sự phát triển sôi động cho môi trường bên ngoài. Môi trường công nghệ vừa là sản phẩm của quy luật khách quan về phát triển kinh tế và phát triển công nghệ, vừa là sản phẩm chủ quan của con người. Trên thực tế không có hoạt động công nghệ nào của doanh nghiệp lại vận động phát triển một cách độc lập, trái lại chúng chịu tác động của môi trường công nghệ. Ví dụ như Nghị Định 45/1998-NĐ-CP ngày 01-7-1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chuyển giao công nghệ sẽ chi phối hoạt động công nghệ của doanh nghiệp. Cụ thể như doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về nội dung chuyển giao công nghệ, hình thức và nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ, cũng như chịu sự giám sát của bộ, ngành, địa phương về hoạt động và quá trình chuyển giao công nghệ... Môi trường công nghệ đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách, biện pháp cụ thể thích hợp nhằm kích thích doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ phải mang tính mới mẻ, sáng tạo và để thực hiện đổi mới phải trải qua nhiều giai đoạn, chịu nhiều chi phí và rủi ro. Môi trường công nghệ luôn vận động và biến đổi; sự vận động và biến đổi này chịu sự tác động của các quy luật kinh tế cùng các quy luật hoạt động nội tại của công nghệ theo xu hướng ngày càng phát triển và hoàn thiện. Môi trường công nghệ là bộ phận của môi trường kinh doanh, do đó nó có mối quan hệ tác động qua lại với các bộ phận khác của môi trường kinh doanh như môi trường luật pháp, môi trường văn hóa - xã hội.