Quan niệm của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước và các hình thức của nó.
Khi chính thức tuyên bố Chính sách kinh tế mới (NEP) tại Đại hội thứ X Đảng Cộng Sản (b) Nga (tháng 3. 1921). V.I. Lênin đã chỉ rõ việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực là bước quá độ từ chính sách "Cộng sản thời chiến" sang chế độ trao đổi bình thường trong c...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Truy cập trực tuyến: | http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37592 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Khi chính thức tuyên bố Chính sách kinh tế mới (NEP) tại Đại hội thứ X Đảng Cộng Sản (b) Nga (tháng 3. 1921). V.I. Lênin đã chỉ rõ việc thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực là bước quá độ từ chính sách "Cộng sản thời chiến" sang chế độ trao đổi bình thường trong chủ nghĩa xã hội. Ông cho rằng trong điều kiện nền sản xuất hàng hóa còn tồn tại dưới chủ nghĩa xã hội thì ở nước Nga, chính sách duy nhất đúng đắn mà những người cộng sản Nga, Chính quyền Xôviết cần phải thi hành là mang những sản phẩm công nghiệp để đổi lấy lúa mì của nông dân. Song với bối cảnh hiện thực ở nước Nga khi đó những người cộng sản Nga và Chính quyền Xôviết chưa thể có đủ sản phẩm công nghiệp để đổi lấy tất cả những sản phẩm nông nghiệp cần thiết và do vậy cần phải thi hành chính sách thuế lương thực để thu lấy một phần sản phẩm của nông dân, phần còn lại thì thu về bằng cách đem những sản phẩm công nghiệp để trao đổi với nông dân. Và muốn có sản phẩm công nghiệp để thực hiện việc trao đổi thì trước mắt phải phục hồi tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp một khi đã được phục hồi tất yếu sẽ dẫn đến tự do buôn bán, tự do kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. Sự tự do buôn bán, tự do kinh doanh ấy lại tất yếu dẫn đến sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở một mức độ nào đó.Sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở một mức độ nào đó đã đặt ra cho những người cộng sản Nga và Chính quyền Xô viết hai con đường phải lựa chọn :
Một là: bằng mọi cách ngăn cấm chủ nghĩa tư bản phát triển.
Hai là: hướng chủ nghĩa tư bản đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Lênin cho rằng một khi chủ nghĩa tư bản phục hồi mà tìm cách ngăn cấm sự phát triển của nó sẽ là một chính sách dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn thực hiện chính sách ấy, bởi vì về phương diện kinh tế một chính sách như vậy sẽ không thể thực hiện được. Ông viết :"Hoặc giả tìm cách ngăn cấm triệt để mọi sự phát triển của sự trao đổi tư nhân không phải là quốc doanh, tức là của thương mại, tức là của chủ nghĩa tư bản, một sự phát triển không thể tránh được khi có hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó. Dại dột, vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì đảng nào định thi hành một chính sách như thế, nhất định sẽ bị phá sản" |
---|