Một vài ý kiến về việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của quá trình này là cải biến lao động thủ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37594 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở nước ta. Thực chất của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của quá trình này là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động xã hội cao. Để thực hiện sự cải biến này, cũng phải trang bị cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa và tự động hóa sản xuất. Phải xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng, tiên tiến hiện đại bao gồm cả "phần cứng" và "phần mềm" của nó.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ở nước ta được thực hiện theo những quan điểm khác trước đây khi mà trong nền kinh tế cơ chế bao cấp còn giữ vị trí thống trị. Một trong những quan điểm mới đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Muốn vậy đòi hỏi nhà nước phải có một chính sách tài chính phù hợp có thể huy động được mọi nguồn vốn phục vụ cho quá trình này.
Nền tài chính quốc gia của chúng ta là nền tài chính toàn dân, nền tài chính nhiều thành phần. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách nhằm phát huy mọi khả năng cung cấp nguồn lực tài chính ở mọi khâu, mọi cấp của hệ thống tài chính quốc gia. Trước hết cần củng cố và phát triển khu vực tài chính công và ngân sách nhà nước. Cải tiến hệ thống thu chi ngân sách, phân cấp hợp lý giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, giữa các ngành, các cấp. Ngoài ra, nhà nước còn cần đặc biệt chú trọng đến khâu tài chính doanh nghiệp. Phải coi tài chính doanh nghiệp là nền tảng của hệ thống tài chính quốc gia. Phát triển tài chính doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đầu tiên, cần thực hiện triệt để chế độ tự chủ tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh. Sau đó, cần coi trọng nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp dân doanh và nguồn tài chính của các tầng lớp dân cư, các tổ chức xã hội. Hệ thống tài chính quốc gia phải bao gồm cả hệ thống thị trường tài chính các loại. Thị trường tài chính là khâu trung gian gắn các khâu tài chính với nhau, có tác động thúc đẩy quá trình giao lưu giữa các nguồn tài chính, nó giúp phát huy cao hơn các vai trò của tài chính. Do đó, nhà nước phải tạo điều kiện để thị trường tài chính sớm hình thành và phát triển một cách có hệ thống, trong đó việc hình thành thị trường chứng khóan là một nhân tố quan trọng thu hút vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. |
---|