Các giải pháp tài chính thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế được Đảng và Nhà nước khởi xướng từ Đại Hội Đảng Lần VI và tiếp tục củng cố, tăng cường ở Đại Hội Đảng lần VII và VIII, hơn 10 năm qua nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những bước phát triển nhất định: - Sản phẩm q...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Sử, Đình Thành
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37595
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Với đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế được Đảng và Nhà nước khởi xướng từ Đại Hội Đảng Lần VI và tiếp tục củng cố, tăng cường ở Đại Hội Đảng lần VII và VIII, hơn 10 năm qua nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã có những bước phát triển nhất định: - Sản phẩm quốc nội trong khu vực nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 3,6% giai đoạn 1986-1990 lên 4,5% giai đoạn 1991-1995. Kể từ 1989 Việt Nam đã giải quyết căn bản vấn đề lương thực và có xuất khẩu. - Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản tăng trưởng bình quân 20% / năm . Trong đó, các mặt hàng gạo, cà phê , lạc nhân, chè, hạt điều, hạt tiêu…. đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. - Kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín, tự cung , tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường và xuất khẩu; các ngành trồng trọt, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản được đẩy mạnh phát triển theo hướng xuất khẩu. - Do nền kinh tế tăng trưởng nên đời sống nông thôn cũng được cải thiện một bước Thành quả đạt được là đáng khích lệ. Song cho đến nay, nông nghiệp của Việt Nam đã bộc lộ nhiều khó khăn, yếu kém và ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . - Tốc độ tăng trưởng trong khu vực nông nghiệp mấy năm gần đây có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt giai đoạn 1996-1998 mức tăng trưởng chỉ đạt 3,9% . Mức đóng góp vào GDP đã giảm mạnh qua các năm, từ 40% năm 1991 xuống còn 25% năm 1998. Do đo, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng có xu hướng chêch lệch lớn. Ở khu vực nông nghiệp nơi có 80% dân cư sinh sống nhưng chỉ chiếm 25% GDP; trong khi ở khu vực thành thị, dân cư sinh sống chỉ có 20% nhưng lại chiếm 80% GDP. - Cơ cấu kinh tế, đặc biệt cơ cấu vùng và cơ cấu ngành đã có biểu hiện mất cân đối nghiêm trọng; sự phát triển không đồng đều giữa các vùng ngày càng bộc lộ rõ nét. - Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, không đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Trong tổng số trên 10 nghìn xã của cả nước thì có hơn 50% xã thiếu hoặc chưa có các công trình về điện, nước, trường học, bệnh viện, chợ… - Các vấn đề xã hội nông thôn ngày càng trở nên bức xúc. 15% số hộ nông dân trong cả nước nghèo đói thiếu ăn Hệ thống giáo dục, y tế vừa thiếu, vừa xuống cấp trầm trọng . - Lao động thất nghiệp có xu hướng gia tăng; thiếu hẳn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. - Hệ thống luật pháp trong nông nghiệp chưa hoàn chỉnh, hơn 13 vạn trang trại ra đời nhưng chưa được thừa nhận; việc bảo hộ, bảo hiểm cho nông dân vẫn chưa được quân tâm thỏa đáng. Thực trạng trên bắt nguồn từ chính sách tài chính cho phát triển nông nghiệp còn kém hiệu quả và chậm đổi mới.