Thời cơ và thách thức của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đồng thời có tự chủ về kinh tế mới có thể chủ động hội nhậphiệu quả như mong muốn. Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, khó tránh khỏi những thất bại và cả những bước thụt lùi. Vấn đề...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Thăng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37601
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Đồng thời có tự chủ về kinh tế mới có thể chủ động hội nhậphiệu quả như mong muốn. Đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, khó tránh khỏi những thất bại và cả những bước thụt lùi. Vấn đề là ở chỗ phải biết rút ra từ những thất bại những bài học bổ ích. Đồng thời quá trình này luôn đòi hỏi một sự dũng cảm, tự tin, cầu thị và tư duy một cách lành mạnh. Kinh tế thế giới và khu vực cuối thế kỷ 20 Trong tác phẩm “Những giới hạn của sự tăng trưởng”, Câu lạc bộ Roma, xuất bản 1972, cho rằng sự sụp đổ kinh tế toàn cầu sẽ xảy ra sau một thập kỷ nữa. Đó là một dự báo bi quan về kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh tế thế giới chẳng những không sụp đổ, mà còn phát triển mạnh mẽ hơn, mặc dù không phải là không có trục trặc. Sự bùng nổ kinh tế thế giới trong những năm 90 bắt nguồn từ sự gia tăng buôn bán giữa hơn 160 nước. Sự buôn bán này đang biến kinh tế thế giới từ những mảng thị trường riêng lẻ, thành một thị trường, một nền kinh tế duy nhất. Một xu hướng mới đã hình thành, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế toàn cầu, những cân nhắc về kinh tế đôi khi vượt lên những cân nhắc về chính trị. Trước đây những nguyên thủ quốc gia được coi là quan trọng nhất. Vì quan hệ giữa các quốc gia chủ yếu là các quan hệ chính trị. Trong nền kinh tế toàn cầu thì vai trò của họ không phải lúc nào cũng như trước. Các vị nguyên thủ, các quốc hội, nghị viện, chính phủ… có nhiệm vụ chủ yếu phải sắp xếp lại các cơ cấu chính trị, làm sao để các cơ cấu chính trị thuận lợi hơn cho sự toàn cầu hóa kinh tế. Năm 1988 Mỹ và Canada đã ký hiệp ước tháo dỡ mọi cản trở trong việc buôn bán giữa hai nước. Sau đó, Mexico tham gia, đã biến Bắc Mỹ thành một thị trường rộng lớn. Năm 1992, 12 nước Cộng đồng châu Âu cũng bãi bỏ mọi chướng ngại trong việc buôn bán giữa các nước trong khối cộng đồng, làm cho Tây Âu trở thành một khu vực kinh tế thống nhất, rộng lớn. Những hiệp định về tự do buôn bán giữa Úc và New Zealand, giữa Brazil và Achentina, giữa Mỹ và Nhật… bắt đầu từ năm 1988 cũng biến các nước nói trên thành những khối thương mại chặt chẽ. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, đầu thiên niên kỷ thứ ba hàng loạt biến cố chính trị, xã hội xảy ra càng làm cho thế giới xích lại gần nhau hơn, trước hết làmặt kinh tế. Đó là sự mở rộng của ASEAN, sự liên kết ASEAN với 3 nước đối thoại EU. Cũng cần phải nói thêm rằng sự phát triển đột biến của các phương tiện vô tuyến viễn thông càng đẩy nhanh quá trình buôn bán giữa các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới. Ngày 14 tháng 2 năm 1988, điện thoại bằng sợi quang học đầu tiên được nối hai bờ đại tây dương, đã được đưa vào sử dụng. đây là một sự kiện rất quan trọng điện thoại này có thể cùng một lúc cho tiến hành 40.000 cuộc gọi (một sợi cáp quang có thể tải hơn 8.000 cuộc, so với 48 cuộc của dây đồng). Cùng với sự phát triển của vô tuyến viễn thông, là sự nối mạng máy tính, mạng Internet xuất hiện, đã làm cho trái đất rộng lớn hôm qua, trở thành ngôi nhà nhỏ bé hôm nay. Bây giờ chúng ta có thể giao tiếp bất cứ điều gì, với ai, ở đâu, hình thức nào, ngôn ngữ, con số, văn bản, hình ảnh nào. Toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế mà không gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế, đó là sự tăng trưởng không có giới hạn. Vì sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép chế tạo những nguyên liệu, năng lượng, vật liệu, công cụ… mới mà ưu thế của nó hơn hẳn những thứ truyền thống. Tất cả những thay đổi nói trên đã tạo ra khả năng “ngàn năm có một” cho sự phát triển của mọi quốc gia, trước hết là những quốc gia còn đang ở tình trạng lạc hậu. Tuy nhiên, bên cạnh những khả năng, nhiều thách thức mới cũng đang ở phía trước. Chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của Đảng và Nhà nước bắt nguồn từ nhận thức về quá trình toàn cầu hóa với những tác động tích cực và tiêu cực của nó. Tác động hai mặt của quá trình toàn cầu hóa cũng chính là thời cơ và thách thức của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển. Thời cơ Toàn cầu hóa tạo ra khả năng để mỗi quốc gia phát huy lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh đã từng bước “cuốn trôi” hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Nếu tính từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1947 (khi GATT ra đời), kim ngạch buôn bán của thế giới đã tăng 2 lần. Song từ 1947 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 kim ngạch buôn bán đã tăng 50 lần.