Những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

Chính phủ ViệtNam đã thông qua chiến lược hội nhập với nền kinh tế thế giới trong suốt thập niên vừa qua. Thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, ViệtNam mở cửa ra với thế giới bên ngoài, đồng thời thực hiện các cải tổ cần thiết ở trong nước một cách có hệ thống. Trước hết, đó là việc tự do hóa th...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Hồ, Ngọc Phương
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37602
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Chính phủ ViệtNam đã thông qua chiến lược hội nhập với nền kinh tế thế giới trong suốt thập niên vừa qua. Thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, ViệtNam mở cửa ra với thế giới bên ngoài, đồng thời thực hiện các cải tổ cần thiết ở trong nước một cách có hệ thống. Trước hết, đó là việc tự do hóa thương mại nội địa, cải cách các xí nghiệp quốc doanh, đa dạng hóa sở hữu và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân, cải cách hệ thống tài chính hướng đến các hoạt động thị trường, và thu hút đầu tư nước ngoài và xem đó là mộtnguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn đầu tiên của việc hội nhập quốc tế. Nền kinh tế ViệtNamđã và đang chuyển đổi từ cơ chế tập trung sang các hoạt động dựa trên các nguyên tắc của thị trường và ViệtNamđã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế trong thập niên vừa qua. Trong giai đoạn 1991-2000, GDP tăng hơn 2 lần, tiết kiệm nội địa đạt 27% GDP từ chỗ hầu như không có gì. Khu vực nông nghiệp giảm từ 38,7% xuống 24,3% trong GDP, trong khi đó công nghiệp bao gồm cả xây dựng tăng từ 22,7% lên 36,6% và khu vực dịch vụ tăng từ 38,6% lên 39,1% trong GDP. Các hộ nghèo theo tiêu chuẩn Việt Nam giảm từ 30% xuống còn 10%. Hàng năm tạo ra được 1,2 triệu việc làm mới. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 65,2 lên 68,3 tuổi. Quá trình hội nhập Tư đầu thập niên 1990, Việt Nam đã thực hiện những bước đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế của mình. Năm 1993, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Ngày 28.7.1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và ngày 15.12.1995 Việt Nam chính thức tham gia Khu vực mậu dịch tự do châu Á (AFTA) bằng việc ký kết thỏa ước về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Tháng 3.1996 tham gia lần đầu tiên vào Hội nghị những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước Á-Âu (ASEM) và Việt Nam trở thành một trong những nhà sáng lập diễn đàn này. Tháng 1.1995, Việt Nam đã gởi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngày 18.11.1998 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Ngày 13.7.2000 Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ và năm 2001 Quốc hội hai nước đã phê chuẩn hiệp định đó, có hiệu lực thi hành từ tháng 12.2001.