Phát huy nội lực: Lý luận và thực tiễn kinh nghiệm
Bản chất của phát huy nội lực Trong bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào, quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế đều chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, kể cả các nhân tố bên ngoài lẫn các nhân tố bên trong, chi phối kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất.Tuy nhiên, trong t...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37604 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Bản chất của phát huy nội lực
Trong bất kỳ một nền sản xuất xã hội nào, quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế đều chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, kể cả các nhân tố bên ngoài lẫn các nhân tố bên trong, chi phối kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất.Tuy nhiên, trong toàn bộ các nhân tố đó thì nhân tố bên trong, năng lực nội sinh có vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó là nhân tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trước hết, chúng ta có thể hiểu năng lực nội sinh là các năng lực sinh ra từ bên trong, nó không chỉ là cơ sở của sự vận động, sự phát triển tự thân, mà còn là điều kiện để tiếp cận các yếu tố bên ngoài thành cái của chính mình.
Nguồn lực nội sinh là một khái niệm rất rộng, là tổng hợp các nguồn lực trong nước, không chỉ biểu hiện ở vốn, tài sản, cơ sở vật chất – kỹ thuật đã tích lũy được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, lợi thế về địa lý kinh tế, chính trị, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Do đó, để tăng cường năng lực nội sinh, vấn đề hàng đầu là phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, từng bước tạo được một đội ngũ lao động, có trình độ cao, bản lĩnh vững vàng, có tri thức, và có đầy đủ khả năng làm chủ các tri thức mới, có nhiều sáng tạo và khả năng không chỉ làm chủ mà còn sáng tạo các tri thức mới. Để nâng cao năng lực nội sinh đòi hỏi phải nâng cao trình độ lao động, tức phải chuyển dịch nhanh tỷ lệ lao động giản đơn sang lao động phức tạp, đến lượt nó việc nâng cao tri thức của người lao động sẽ làm tăng năng lực khoa học và công nghệ; tiếp đến tăng cường năng lực nội sinh về khoa học - công nghệ, từng bước làm chủ và sáng tạo các công nghệ mới, tạo ra nhiều công nghệ mới có giá trị, nâng cao khả năng vai trò làm chủ các tri thức mới và năng lực sáng tạo của mọi người, tăng cường năng lực nội sinh về khoa học-công nghệ tức nâng cao khả năng và vai trò làm chủ các tri thức mới và năng lực sáng tạo của người lao động.Tăng cường năng lực nội sinh về khoa học-công nghệ cũng chính là nâng cao sức sản xuất của lao động quá khứ, giảm chi phí lao động quá khứ trong kết cấu giá trị hàng hoá.Cách đây chỉ một thế kỷ, trong công thức giá trị hàng hoá thì giá trị tư liệu sản xuất chiếm trên 50% thậm chí 2/3, còn ngày nay tư liệu sản xuất có khuynh hướng giảm xuống nhỏ nhất trong khi tư bản con người có xu hướng tăng nhanh, thực tế cho thấy ngày nay chi phí đầu tư cho tư bản con người ở các nước phát triển đã đạt trên 70%. |
---|