Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ngành Việt Nam giai đoạn 1996-2001
Thực tiễn vấn đề nghiên cứu Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Luật ĐTTTNN là một nội dung quan trọng.Luật ĐTTTNN ban hành tháng 12 năm 1987 và được sửa đổi năm 1992, 1996, 2000 đã thu hút lượng vốn đáng kể từ nước ngoài cho quá trình sản xuất và gó...
Đã lưu trong:
Những tác giả chính: | , |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37645 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Thực tiễn vấn đề nghiên cứu
Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế quốc dân được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI, Luật ĐTTTNN là một nội dung quan trọng.Luật ĐTTTNN ban hành tháng 12 năm 1987 và được sửa đổi năm 1992, 1996, 2000 đã thu hút lượng vốn đáng kể từ nước ngoài cho quá trình sản xuất và góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 1997, ĐTTTNN vào Việt Nam chiếm tỉ trọng 7,2% trong GDP cao hơn nhiều các nước thu hút nhiều ĐTTTNN trong khu vực (Trung Quốc: 4,9%, Thái Lan: 2,4%, Malaysia: 5,2%, Indonesia: 2,2%, Philippines: 1,5%-số liệu của UNCTAD, Báo cáo đầu tư thế giới 1999). Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư, đến 31 tháng 12 năm 2001 có 3.072 dự án ĐTTTNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 37,9 tỷ đôla, chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam. Bên cạnh đó ĐTTTNN cũng tập trung ngày càng nhiều vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. |
---|