Một số nguyên nhân làm suy yếu năng lực Cạnh tranh của cà phê Việt Nam

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì trên thế giới, sản lượng năm 2001 đạt khoảng 756.000 tấn; là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Nhưng nhìn chung chất lượng cà phê chưa cao, không đồng nhất giữa các lô hàng; chi phí sản xuất chưa đạt đến mức hợp lý. Nếu khắc phục đ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Ngọc Hưng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37649
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì trên thế giới, sản lượng năm 2001 đạt khoảng 756.000 tấn; là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. Nhưng nhìn chung chất lượng cà phê chưa cao, không đồng nhất giữa các lô hàng; chi phí sản xuất chưa đạt đến mức hợp lý. Nếu khắc phục được những yếu kém này thì chắc chắn rằng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ tăng lên đáng kể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ các khâu chọn giống, canh tác, thu hoạch đến chế biến bảo quản sẽ được phân tích sau đây. Chọn giống Việc chọn giống cà phê để đưa vào sản xuất ở nước ta từ trước đến nay luôn dựa vào tiêu chuẩn 4 tốt đólà :vườn tốt, cây tốt, quả tốt và hạt tốt. Tuy nhiên do cà phê vối là loại cây thụ phấn chéo bắt buộc nên nếu các vườn cây giống được trồng bằng cây thực sinh (trồng bằng hạt) thì không thể có độ đồng đều cao và thỏa mãn được cả 4 tiêu chuẩn trên. Nhìn chung, việc mở rộng diện tích cà phê một cách ồ ạt trong những năm gần đây ở nước ta đều trồng bằng hạt và do nông dân tự sản xuất, không qua chọn lọc, cũng như không có sự hướng dẫn của các cơ quan nghiên cứu về giống, vì vậy năng suất vườn cây không cao. Kết quả điều tra của Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây nguyên trên địa bàn Đắc Lắc cho thấy chỉ có khoảng 30% số cây trên vườn là có khả năng cho năng suất cao; 40% cho năng suất trung bình; còn lại 30% cho năng suất thấp đến rất thấp. Bên cạnh đó, do chọn giống một cách tùy tiện trong dân làm cho kích thước và trọng lượng hạt quá nhỏ so với cà phê vối xuất khẩu của nhiều nước ,nếu so sánh với cà phê vối của Indonesia thì cà phê Việt Nam không hấp dẫn bằng (giá cà phê vối EK – 1 loại 4 của Indonesia luôn luôn cao hơn hoặc bằng cà phê vối loại 2 của Việt Nam trên thị trường châu Á). Sự yếu kém trong khâu chọn giống còn làm cho kích thước quả, hạt không đồng đều ,chín không tập trung gây tốn kém cho khâu thu hoạch và tính đồng nhất trong khâu chế biến. Ngoài ra một loại giống nào đó không đạt tiêu chuẩn sẽ là một nguy cơ dẫn đến tỉ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt cao và như thế chi phí bảo quản chăm sóc sẽ tăng.