Vấn đề nhận thức khái niệm Giá trị thặng dư

Một trong những vấn đề lý luận mang tính cốt lõi cần ưu tiên làm sáng rõ để việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN được nhanh và đúng là vấn đề nhận thức nội hàm của khái niệm giá trị thặng dư. Nội hàm của khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Trọng Đăng Đàn
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37665
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Một trong những vấn đề lý luận mang tính cốt lõi cần ưu tiên làm sáng rõ để việc nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN được nhanh và đúng là vấn đề nhận thức nội hàm của khái niệm giá trị thặng dư. Nội hàm của khái niệm giá trị thặng dư được tiếp nhận từ lý luận kinh tế của Mác, theo tôi, có thể gói gọn trong định nghĩa rằng: Giá trị thặng dư là giá trị do lao động của công nhân làm thuê sản sinh ra vượt quá giá trị sức lao động của họ và bị nhà tư bản chiếm đoạt toàn bộ. Sản phẩm của CNTB Việc sản sinh và chiếm đoạt giá trị thặng dư là sự phản ánh quan hệ sản xuất căn bản của phương thức sản xuất TBCN, phản ánh quy luật kinh tế cơ bản của CNTB. Trong hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chi vào việc mua sắm sức lao động và tư liệu sản xuất. Còn mục đích của nhà tư bản khi chi tiền ra mua sắm các thứ đó chẳng có gì khác hơn là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà mình đã ứng chi trong quá trình sản xuất. Số tiền dôi ra đó chính là giá trị thặng dư.