Một cách giải quyết các vướng mắc cơ bản trong quản lý tổ chức hiện đại
Như đã biết, về thực chất tổ chức kinh tế (nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...) là sự tổng hợp mối quan hệ của các chủ thể độc lập theo những nguyên tắc ,quy trình nhất định, trong khuôn khổ cấu trúc được lựa chọn, cùng hoạt động nhằm đạt mục đích chung. Những vướng mắc cơ bản Cấu trúc của tổ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37671 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Như đã biết, về thực chất tổ chức kinh tế (nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh...) là sự tổng hợp mối quan hệ của các chủ thể độc lập theo những nguyên tắc ,quy trình nhất định, trong khuôn khổ cấu trúc được lựa chọn, cùng hoạt động nhằm đạt mục đích chung.
Những vướng mắc cơ bản
Cấu trúc của tổ chức thường xuyên phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.Lịch sử kinh tế học cho thấy, cứ mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, tổ chức lại có những mô hình, nguyên tắc cấu trúc khác nhau.Nếu như đầu thế kỷ XX, F.Tejlor, người sáng lập trường phái quản lý khoa học, tập trung nghiên cứu và đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả lao động chân tay của các thành viên trong tổ chức sản xuất, thì ngày nay, chất lượng làm việc, khả năng phát huy sáng tạo của chủ thể lao động trí óc lại đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Kinh tế thị trường với nhiều biến động, đổi thay, đòi hỏi tổ chức để tồn tại và phát triển cùng lúc phải có được mấy tính chất sau: năng động trong chiến lược, mềm dẻo trong cấu trúc và ổn định trong phát triển. Để đạt được điều đó, chúng ta cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc cơ bản trong mối quan hệ của ba thành viên chính của một tổ chức: chủ sở hữu – người quản lý (người làm thuê cao cấp) – nhân viên (người làm thuê bình thường). Chính mối quan hệ của ba nhóm thành viên này sẽ quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động của bất kỳ tổ chức kinh tế nào.Có thể nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn sự thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn giữa ba thành viên trên chính là sự khác biệt trong mục đính phấn đấu, tạo nên những định hướng phiến diện trong hành động.Mối quan hệ giữa mục đích và định hướng hành động của từng thành viên trong một tổ chức được trình bày trong bảng 1. |
---|