Sử dụng giải pháp tài chính để nâng cao khả năng cạnh tranh nông thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Để khuyến khích xuất khẩu nói chung, nông thủy sản nói riêng, chính phủ Trung Quốc sử dụng nhiều giải pháp, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò quan trọng. Chính phủ Trung Quốc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng : Đường, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, bến cảng... cải cách doanh nghiệp nhà nướ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2014
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37791 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Để khuyến khích xuất khẩu nói chung, nông thủy sản nói riêng, chính phủ Trung Quốc sử dụng nhiều giải pháp, trong đó giải pháp tài chính đóng vai trò quan trọng. Chính phủ Trung Quốc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng : Đường, điện, thủy lợi, thông tin liên lạc, bến cảng... cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là cổ phần hóa; đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; thúc đẩy hạ giá thành, tăng chất lượng hàng xuất khẩu nói chung, nông thủy sản nói riêng. Vốn tín dụng ưu tiên phục vụ cho những ngành hàng mặt hàng có lợi thế, nhà nước khuyến khích xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông thủy sản. Lãi suất mềm dẻo, phù hợp với tín hiệu thị trường, Ngân hàng Trung ương (Ngân hàng Nhân dân ) thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản đối với tiền gửi (không kỳ hạn, có kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 1 , 2, 3, 5 năm ) và tiền vay (thời hạn 6 tháng, 1 , 3, 5 năm ) và cho phép các ngân hàng thương mại ổn định lãi suất cho vay trong giới hạn biên độ 10% - 30% (1). Về tỉ giá, đầu những năm 1980, khi Trung Quốc bước vào công cuộc cải cách và mở cửa kinh tế, Ngân hàng Trung ương ổn định mức tỉ giá 2,4 CNY/ USD. Tới đầu những năm 1990, nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển mạnh mẻ, thể hiện ở xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng một tỉ giá hối đoái cố định sẽ không giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu. Do vậy, Trung Quốc bắt đầu hướng tới một tỉ giá mềm dẻo, với sự tham gia nhiều hơn của các yếu tố thị trường, có sự kiểm soát của nhà nước. Tỉ giá đồng CNY ở mức 5,8 – 5,9 CNY/ USD vào những năm 1990 – 1993. Đến cuối năm 1993, đầu năm 1994, để kích thích xuất khẩu hơn nữa, Trung Quốc đã quyết định chuyển tỉ giá lên 8,7 CNY/ USD. Sau nhiều lần điều chỉnh, tỉ giá này dao động 8,2 – 8,3 CNY/ USD và duy trì từ năm 1994 đến nay. Với tỉ giá này (CNY giảm giá) là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho hàng xuất khẩu Trung Quốc ngày càng chiếm lĩnh thị trường thế giới. Từ 1996 đến nay cán cân vãng lai thặng dư lớn do xuất khẩu tăng mạnh, góp phần làm tăng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 500 triệu USD năm 1979 lên 253,1 tỉ USD vào cuối tháng 8 năm 2002 (2). |
---|