Cơ chế quản lý tài chính đối với DNNN

Việt Nam, ở thời kỳ trước đổi mới, trong khuôn khổ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khu vực DNNN giữ một vai trò đặc biệt. Nó được đồng nhất với kinh tế XHCN. Đổi mới kinh tế mà thực chất là chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế: nắm những...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Bùi, Thị Kim Qui
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37824
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Việt Nam, ở thời kỳ trước đổi mới, trong khuôn khổ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, khu vực DNNN giữ một vai trò đặc biệt. Nó được đồng nhất với kinh tế XHCN. Đổi mới kinh tế mà thực chất là chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế: nắm những vị trí then chốt, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn 10 năm qua nền kinh tế nhà nước đã hình thành và phát triển đồng bộ hơn. Từng bước đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài chính đối với DNNN, chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang mở rộng quyền tự chủ tài chính, quyền tự chủ kinh doanh và chế độ tự chịu trách nhiệm của các DNNN. Tạo điều kiện thuận lợi về tài chính để khuyến khích kinh doanh; bước đầu xử lý có kết quả các vấn đề nợ quá hạn giữa các doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với ngân hàng; thực hiện ưu đãi tài chính, đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại, đa dạng hóa các hình thức sở hữu của các doanh nghiệp được triển khai khá mạnh mẽ và đem lại kết quả nhất định. Theo đánh giá của các chuyên gia: “Tốc độ tăng trưởng của các DNNN còn chậm, hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của các DNNN còn thấp, chưa tương xứng với tiềm lực và lợi thế sẵn có. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển vốn, tình trạng ăn vào vốn, mất vốn vẫn còn…” Chính vì vậy, đổi mới căn bản chính sách, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính DNNN là vấn đề cấp thiết.