Khung phân tích hỗ trợ xây dựng chính sách phát triển ngành sản phẩm

Quy trình phân tích để xây dựng chính sách phát triển ngành sản phẩm được thể hiện trên sơ đồ “Khung phân tích hỗ trợ xây dựng chính sách”. Khung phân tích được xây dựng trên cơ sở những nhân tố xác định thành công của ngành sản phẩm, sau đó đã được kiểm nghiệm với 5 ngành sản phẩm và cho kết quả tố...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Bùi, Thị Minh Hằng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37842
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Quy trình phân tích để xây dựng chính sách phát triển ngành sản phẩm được thể hiện trên sơ đồ “Khung phân tích hỗ trợ xây dựng chính sách”. Khung phân tích được xây dựng trên cơ sở những nhân tố xác định thành công của ngành sản phẩm, sau đó đã được kiểm nghiệm với 5 ngành sản phẩm và cho kết quả tốt, có tác dụng dự báo, hướng dẫn cho việc xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển . Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh nguồn tài nguyên hạn chế, câu hỏi quan trọng cần được trả lời là ngành nào, sản phẩm nào cần ưu tiên đầu tư phát triển và cần có những chính sách nào để thành công? Do việc chuyển đổi nền kinh tế sang định hướng thị trường, những quy trình phương pháp lập kế hoạch, xây dựng chính sách của Nhà nước và các doanh nghiệp giai đoạn trước 1990, nay không còn thích hợp. Thời gian qua, việc xây dựng chính sách phát triển ngành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân của những người hoạch định chính sách, theo phương pháp “thử sai”. Để có các chính sách phát triển đồng bộ, mang lại hiệu quả mong đợi, các chính sách cần được xây dựng dựa trên sự vận dụng các quy luật phát triển kinh tế, phù hợp với đặc điểm riêng biệt của từng vùng lãnh thổ, với đặc thù của từng ngành. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, đã đề nghị cần có một quy trình hợp lý hỗ trợ cho việc xây dựng các kế hoạch, chính sách phát triển ngành. Từ những kết quả nghiên cứu đã thực hiện về công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở VN, chúng tôi tiến hành xây dựng “Khung phân tích hỗ trợ cho vịệc xây dựng chính sách phát triển ngành sản phẩm” căn cứ vào các nhân tố xác định thành công của một ngành sản phẩm. Sau đó tiến hành kiểm nghiệm mô hình khung phân tích này với các tình huống của các ngành lúa gạo, mía đường, dệt may, điện tử.