Các loại bảo lãnh ngân hàng trong xây dựng cơ bản hạn chế và kiến nghị

Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ nhằm ràng buộc các bên có trách nhiệm nhất định để thực hiện 1 hợp đồng đã thống nhất, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian rất quan trọng. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh h...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Huy Hoàng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/37995
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ nhằm ràng buộc các bên có trách nhiệm nhất định để thực hiện 1 hợp đồng đã thống nhất, trong đó ngân hàng đóng vai trò trung gian rất quan trọng. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một số loại hình bảo lãnh của các ngân hàng thương mại như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,… thường xuyên xảy ra đã góp phần cho việc thực hiện thành công trong quan hệ hợp đồng. Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho nhà thầu một khoản tiền theo qui định, cam kết với chủ đầu tư về việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Nếu nhà thầu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại trong quá trình xây dựng thì ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền cho chủ đầu tư với số tiền đã bảo lãnh. Chính sách kinh tế nước ta đã xác định phát triển theo nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì bảo lãnh là một nghiệp vụ rất cần thiết. Đây cũng chính là các hợp đồng song phương giữa ngân hàng và chủ đầu tư, giữa ngân hàng và nhà thầu, nhằm thống nhất xử lý các mối quan hệ hôp đồng. Mỗi thành viên phải có nhiệm vụ làm đúng trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, hiện nay do một số chính sách không đồng bộ, nên việc thực hiện bảo lãnh chưa phát huy hết tác dụng của nó, vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Điều này, đòi hỏi các nhà làm chính sách cần nghiên cứu kịp thời, để sớm trình cấp thẩm quyền ban hành một số chính sách đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.