Trung Quốc: cơ hội và thách thức của hợp tác đầu tư Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế quan hệ kinh tế Việt – Trung cũng phải chịu sự tác động nhiều mặt, do vậy hai bên phải có sự điều chỉnh, tăng tốc kịp thời, tận dụng thời cơ, tranh thủ phát huy yếu tố có lợi, giảm thiểu các yếu tố bất lợi, gắn kết hơn nữa với nhau theo thể thức “hợp...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Thị Thúy Phượng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/38008
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế quan hệ kinh tế Việt – Trung cũng phải chịu sự tác động nhiều mặt, do vậy hai bên phải có sự điều chỉnh, tăng tốc kịp thời, tận dụng thời cơ, tranh thủ phát huy yếu tố có lợi, giảm thiểu các yếu tố bất lợi, gắn kết hơn nữa với nhau theo thể thức “hợp tác song phương” nhằm đáp ứng với trào lưu toàn cầu hóa và khu vực hóa. Đông Á là khu vực duy nhất chưa có một hiệp định thương mại khu vực giống như Liên minh châu Âu (EU) hay Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy được coi là một trong ba trụ cột kinh tế thế giới, nhưng Đông Á lại có mức độ hợp tác kinh tế thấp nhất so với EU và Bắc Mỹ. Điều đó đã khiến các nước Đông Á bắt đầu nhận ra nhu cầu tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và mô hình các ý tưởng liên kết cũng như những hình thức đa dạng của hợp tác khu vực Đông Á lại nảy nở mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thực chất là vừa do tiến trình toàn cầu hóa và liên kết khu vực trên toàn thế giới thúc đẩy, vừa bắt nguồn và báo hiệu sự trỗi dậy của kinh tế Đông Á từ sau cuộc khủng hoảng 1997-1998. Các cuộc chạy đua giành vị trí lãnh đạo khu vực cũng như việc thiếu một nước thủ lĩnh đã cản trở sự phát triển của chủ nghĩa khu vực Đông Á. Tuy nhiên, đây là cơ hội tốt cho Trung Quốc (TQ).