Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Nghiên cứu điển hình Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu này đề cập tiếp cận mới đối với phát triển, đó là phát triển công nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo tiếp cận tăng trưởng xanh, đồng thời đánh giá những chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho tiếp...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Trọng Hoài, Lê, Hoàng Long
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2014
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/38515
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu này đề cập tiếp cận mới đối với phát triển, đó là phát triển công nghiệp theo định hướng tăng trưởng xanh. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) theo tiếp cận tăng trưởng xanh, đồng thời đánh giá những chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho tiếp cận tăng trưởng xanh trong công nghiệp. Tác giả sử dụng dữ liệu từ bộ khảo sát dành cho đối tượng doanh nghiệp năm 2010 của Tổng cục Thống kê, vì cho đến nay bộ dữ liệu này vẫn là bộ dữ liệu mới nhất. Kết quả cho thấy doanh nghiệp ĐBSCL đầu tư thiết bị vật chất lẫn nhân lực cho hoạt động bảo vệ môi trường và sản xuất sạch còn khá thấp. Tuy nhiên, doanh nghiệp thuộc những nhóm ngành quan trọng của ĐBSCL như chế biến thực phẩm – đặc biệt là chế biến thủy sản, chế biến dược liệu, sản xuất hóa chất... đều có đầu tư đáng kể cho các hoạt động này. Các chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển công nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường khá đa dạng và bao quát nhưng còn chưa đạt được mức độ cụ thể và còn chồng chéo. Từ đó nghiên cứu đề ra các khuyến nghị chính sách cơ bản nhằm nâng cao khả năng xanh hóa ngành công nghiệp ĐBSCL nói riêng và cho VN nói chung.