Nghiên cứu đa dạng sinh học côn trùng nước và đề xuất giải pháp bảo tồn các loài đặc hữu tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, Lào Cai

Xác định được 231 loài của 143 giống thuộc 64 họ của 9 bộ côn trùng nước tại hệ thống suối Mường Hoa Vườn Quốc gia Hoàng Liên, trong đó các bộ: Phù du, Hai cánh, Cánh lông, Cánh cứng là những bộ chiếm ưu thế cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể tại các điểm nghiên cứu. Đưa ra các kết quả n...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Văn Vịnh, Bùi, Thanh Vân
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Quốc gia Hà Nội 2015
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/56616
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Xác định được 231 loài của 143 giống thuộc 64 họ của 9 bộ côn trùng nước tại hệ thống suối Mường Hoa Vườn Quốc gia Hoàng Liên, trong đó các bộ: Phù du, Hai cánh, Cánh lông, Cánh cứng là những bộ chiếm ưu thế cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể tại các điểm nghiên cứu. Đưa ra các kết quả nghiên cứu gồm: Thứ nhất: tại khu vực nghiên cứu, chỉ số phong phú loài Margalef(RI) đạt giá trị trung bình là 8.26 ± 1.27, chỉ số đa dạng Shannon – Weiner(H’) đạt giá trị trung bình là 2.87 ± 0.43; Thứ hai: Quần xã côn trùng nước tại khu vực nghiên cứu xếp và 5 nhóm dinh dưỡng chức năng: ăn nhai nghiền, ăn nạo, ăn lọc ở tầng nước, ăn lọc ở tầng đáy và ăn thịt. Trong đó nhóm ăn nhai nghiền chiếm ưu thế ở đầu nguồn suối và giảm dần ở vùng suối thấp, ngược lại nhóm ăn nạo lại có xu thế tăng lên ở vùng suối thấp; Thứ ba: Số lượng loài cũng như số lượng cá thể của côn trùng nước ở nơi nước chảy chiếm ưu thế hơn so với nơi nước đứng; Thứ tư: Quần xã côn trùng nước ở điểm cuối nguồn có tính tương đồng thấp so với các điểm đầu nguồn và giữa nguồn. Các điểm ở khu vưc giữa nguồn có tính tương đồng cao và đạt cao nhất là giữa điểm Đ6 và Đ8 đạt cao nhất là 59.30%. Xác định được 7 loài đặc hữu tại khu vực nghiên cứu đó là: Afronurus meo; Nguyen and Bae, 2003; Iron longitibius, Nguyen and Bae, 2004; Thalerosphyrus separatus Nguyen and Bae 2004; Isca fascia Nguyen and Bae, 2003; Rhoenanthus sapa Nguyen and Bae, 2004; Potamanthellus unicutibius, Nguyen and Bae, 2003; Procloeon spinosum Nguyen and Bae, 2006. Các loài đặc hữu phân bố chủ yếu ở vùng suối cao từ 1250 m trở lên. Đề xuất 7 giải pháp nhằm bảo tồn quần xã côn trùng nước nói chung và các loài đặc hữu nói riêng ở khu vực nghiên cứu.