Dây Nano TiO2 không pha tạp: Khả năng hình thành tính chất sắt từ ở nhiệt độ phòng
Vật liệu bán dẫn có cấu trúc nano là những vật liệu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của cả hai ngành khoa học lớn đó là vật lý và hóa học. Loại vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong phát quang sinh học đánh dấu và được dùng một phần trong công nghệ pin mặt trời, dụng cụ phát quang điện … Khả năng ứng...
Đã lưu trong:
Những tác giả chính: | , , |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Đại học Quốc gia Hà Nội
2015
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/57220 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Vật liệu bán dẫn có cấu trúc nano là những vật liệu thuộc lĩnh vực nghiên cứu của cả hai ngành khoa học lớn đó là vật lý và hóa học. Loại vật liệu này được ứng dụng rộng rãi trong phát quang sinh học đánh dấu và được dùng một phần trong công nghệ pin mặt trời, dụng cụ phát quang điện … Khả năng ứng dụng loại vật liệu này trong công nghệ truyền tin cũng được quan tâm. Gần đây, một loại vật liệu có cấu trúc quantum dây, quantum ống và quantum dot TiO2 đã được nghiên cứu khá nhiều. Việc quan tâm đến vật liệu TiO2 vật liệu này có khả năng mang tính sắt từ ở nhiệt độ phòng. Nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu các vật liệu màng có tính sắt từ như TiO2, HfO2, In2O3, Zno và Sno2. Một số nhà lý thuyết cũng cố gắng tìm mô hình để giải thích các tính toán các cấu trúc điện của loại vật liệu này. Vì thế, để thành công trong nghiên cứu sự tạo thành quantum ống, quantum dây và quantum dot là một lĩnh vực nghiên cứu rất lý thú cả về thực nghiệm cũng như lý thuyết. Với những điều kiện thiết bị có, việc tạo các màng TiO2 có cấu trúc nano bằng phương pháp bốc bay nhiệt là hoàn toàn có khả năng. Nếu dây nano TiO2 được tạo ra, việc nghiên cứu hệ vật liệu này sẽ mở ra một hướng nghiên cứu mới và có nhiều kết quả lý thú. Kết quả đạt được: Đề tài đã tìm được quy trình tốt nhất để chế tạo được vật liệu TiO2 có cấu trúc nano với kích thước từ 10-30mm khi nhiệt độ nguồn nung 11000C, nhiệt độ để là 6500C. Tính chất quang của vật liệu được nghiên cứu một cách chi tiết và phát hiện có sự xuất hiện của 2 đỉnh ở vùng tử ngoại. Tính quang của vật liệu tại nhiệt độ phòng có sự giao thoa ánh sáng. Hệ số truyền qua với mẫu màng chế tạo ở công suất P = 40 W là 90%. Mẫu màng chế tạo công suất P = 40 W mỏng hơn thì hệ số truyền qua cao hơn và hệ số hấp thụ thấp hơn so với chế tạo tại công suất P = 60 W. Vật liệu TiO2 có tính chất siêu thuận từ, xuất hiện tính sắt từ yếu ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ Cure của mẫu có giá trị cao hơn nhiệt độ phòng, cụ thể trên 350 K. |
---|