Nghiên cứu giải pháp chống fouling cho quá trình lọc màng

Nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc bằng kỹ thuật trùng hợp ghép quang hóa dưới bức xạ tử ngoại. Nghiên cứu chế tạo màng vi lọc và màng lọc composite hiệu năng cao. Đánh giá hiệu quả của quá trình biến tính bề mặt và tính năng lọc của màng chế tạo được với một số đối tượng tách dễ gây tắc màng (pro...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Trần, Thị Dung, Đinh, Thị Thu Phương, Vũ, Thị Quyên
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Quốc gia Hà Nội 2015
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/57221
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu biến tính bề mặt màng lọc bằng kỹ thuật trùng hợp ghép quang hóa dưới bức xạ tử ngoại. Nghiên cứu chế tạo màng vi lọc và màng lọc composite hiệu năng cao. Đánh giá hiệu quả của quá trình biến tính bề mặt và tính năng lọc của màng chế tạo được với một số đối tượng tách dễ gây tắc màng (protein, nấm men, thuốc nhuộm) trong dung dịch. Kết quả đạt được: Đánh giá được tính năng lọc, khả năng giảm fouling và năng cao năng suất lọc cho các màng polyetesulfon, màng xenlulo axetat, màng lọc nano polyamit bằng phương pháp trùng hợp ghép quang hóa dưới bức xạ tử ngoại. Xác định được các điều kiện thích hợp cho quá trình trùng hợp ghép quang hóa bề mặt màng, sử dụng các monome là axit acrylic và axit maleic, theo các phương thức trùng hợp khác nhau. Xác định được các điều kiện chính thích hợp để tạo màng vi lọc xenlulo este blend và màng composite hiệu năng cao từ các loại vật liệu xenlulo axetat, xenlulo nitrat và polypropylene bằng phương pháp đảo pha đông tụ tại chỗ.