Tổng hợp MnO2 cấu trúc nano gắn trên giá Man-gacrylic (len sợi). Ứng dụng để hấp thu các ion kim loại Cu2+, Pb2+ và Co2+ từ dung dịch nước

Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Việc loại bỏ ion kim loại nặng trong nước là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm tách loại các ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước như: phương pháp hóa lý (phương pháp hấp phụ, p...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Thị Thúy Hằng
Tác giả khác: Lê, Ngọc Chung
Định dạng: Luận văn
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2017
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/61517
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Việc loại bỏ ion kim loại nặng trong nước là rất cần thiết. Có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm tách loại các ion kim loại nặng ra khỏi nguồn nước như: phương pháp hóa lý (phương pháp hấp phụ, phương pháp trao đổi ion, …), phương pháp hóa học, phương pháp sinh học,... Tuy nhiên, do tính hấp thu khá tốt của vật liệu nano đối với các ion kim loại, cho nên hiện nay phương pháp sử dụng vật liệu hấp thu có cấu trúc nano rất được chú ý, trong đó nano oxit kim loại, (như MnO2, Fe2O3,..) được xem như vật liệu hấp thu khá hữu hiệu đối với các ion kim loại. Đã có không ít công trình được công bố trên thế giới và trong nước về việc tổng hợp và sử dụng nano MnO2 để tách loại các ion kim loại từ dung dịch nước cũng như sự phụ thuộc cấu trúc dạng α, β hoặc γ – MnO2 khi sử dụng vật liệu nano MnO2 làm chất hấp thu.