Đào tạo theo nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế

Việt Nam sau quá trình hội nhập và phát triển, đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực. Bên cạnh những kết quả đạt được, trước xu hưởng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cũng đã tạo cho đât nước nhiều cơ hội và thách t...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Tiến Dũng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Nam Cần Thơ 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.nctu.edu.vn:8080/digital/handle/123456789/855
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Nam Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Việt Nam sau quá trình hội nhập và phát triển, đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực. Bên cạnh những kết quả đạt được, trước xu hưởng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cũng đã tạo cho đât nước nhiều cơ hội và thách thức mới. Việc cạnh tranh giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt và gay gắt hơn, mà lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với thị trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp không kiếm được việc làm phù hợp và thất nghiệp rất nhiều, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp rất lớn. Nguyên nhân gì dẫn đến việc cung không gan được với cầu lao động? Qua nghiên cứu, người nghiên cứu đã dẫn chứng cụ thể về việc đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế như sau: Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo thấp; thiếu hụt thông tin dự báo nhu cầu lao động, chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động; chất lượng giảng viên còn yếu, tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên còn thấp (12,43%); chương trình đào tạo chưa đi sát với nhu cầu doanh nghiệp và xã hội; sự thiếu hụt giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu; đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) của sinh viên chưa tốt, là những rào cản cho sự hội nhập. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu cũng đã đề xuất những giải pháp cụ thể: Phải có sự phối hợp của "ba nhà ” (Nhà nước, Nhà trường và Nhà doanh nghiệp); đổi mới giáo dục và đào tạo từ trang bị kiến thức gan với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành; xây dựng danh mục nghề nghiệp, dự bảo nguồn nhãn lực; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục; đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao trình độ tiếng Anh và kỹ năng sử dụng vi tính, công nghệ thông tin.