Chỉnh lý bản đồ đất năm 1999 theo phân loại FAO tại tỉnh Hậu Giang : Luận văn tốt nghiệp cao học ngành. Khoa học đất

Bản đồ đất của tỉnh Hậu Giang trước đây (năm 1999) được Phân Viện Thiết Kế và Quy Hoạch Nông Nghiệp thực hiện do rất nhiều yếu tố tác động hiện nay đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, đề tài được thực hiện với mục đích: cập nhật la...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Minh Khởi
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2019
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Bản đồ đất của tỉnh Hậu Giang trước đây (năm 1999) được Phân Viện Thiết Kế và Quy Hoạch Nông Nghiệp thực hiện do rất nhiều yếu tố tác động hiện nay đã có nhiều thay đổi. Vì vậy, đề tài được thực hiện với mục đích: cập nhật lại bản đồ đất của tỉnh trên nền bản đồ đất năm 1999 và đánh giá biến động các biểu loại đất năm 2018 so với năm 1999. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, khoan khảo sát đất tại 100 điểm và phân tích một số đặc tính lý, hóa học của 50 phẫu diện. Các biểu loại đất được phân loại theo hệ thống WRB (FAO, 2006). Kết quả cho thấy, ở tỉnh Hậu Giang có 2 nhóm đất chính là nhóm đất Gleysols có diện tích 96.709,98 ha (chiếm 59,34%) với 14 biểu loại đất và nhóm đất Anthrosols chỉ có 1 biểu loại đất là Gleyic - Anthrosols với diện tích 66.252,91 ha (chiếm 40,66%). Trong nhóm đất Gleysols, biểu loại đất Hapli - Mollic - Gleysols có diện tích lớn nhất (49.313,83 ha), chiếm 30,26% và biểu loại đất Umbri - BathiProto Thionic - Gleysols có diện tích thấp nhất (86,63 ha), chiếm 0,05%. Bên cạnh đó, nhóm đất Cambisols trước đây (60.368,33 ha) đã chuyển sang nhóm Gleysols (44.273,01 ha) và Anthrosols (16.095,32 ha). Diện tích nhóm đất Gleysols tăng 50.908,51 ha và nhóm Anthrosols tăng 3.459,82 ha. Sự thay đổi các nhóm đất chủ yếu do kỹ thuật phân loại, kỹ thuật canh tác của người dân, thay đổi điều kiện tự nhiên và thay đổi hiện trạng sử dụng đất địa phương. Qua đó, đề tài đã cập nhật được bản đồ đất mới và xác định được sự biến động các biểu loại đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang