Nghiên cứu tích hợp hệ thống truyền động lai cho xe gắn máy với motor điện đặt tại bánh sau

Trong giai đoạn hiện nay do sự gia tăng về mật độ của các phương tiện giao thông dẫn đến khan hiếm về nguồn nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm môi trường do khí thải từ động cơ và tiếng ồn của các phương tiện giao thông đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Mặc dù phương tiện cá nhân đăt biệt là xe gắn máy l...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Ngô Thanh H
Tác giả khác: TS. Nguyễn Văn Trạng
Ngôn ngữ:vie
Được phát hành: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM 2018
Truy cập trực tuyến:https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-28134.html
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu – Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh
Miêu tả
Tóm tắt:Trong giai đoạn hiện nay do sự gia tăng về mật độ của các phương tiện giao thông dẫn đến khan hiếm về nguồn nhiên liệu hóa thạch, ô nhiễm môi trường do khí thải từ động cơ và tiếng ồn của các phương tiện giao thông đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Mặc dù phương tiện cá nhân đăt biệt là xe gắn máy là một trong số các phương tiện gây nhiều ô nhiễm không khí và tiếng ồn, nhưng nó vẫn được lựa chọn sử dụng rất phổ biến vì mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và mức độ linh hoạt của chúng. Để cải tiến những hạn chế của xe gắn máy truyền thống, góp phần tạo ra một phương tiện tham gia giao thông “sạch”, mà các tính năng cơ động của nó vẫn được đảm bảo, tôi đã có định hướng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tích hợp truyền động lai cho xe gắn máy với motor điện đặt tại bánh sau”. Đối với đề tài này sản phẩm được lựa chọn nghiên cứu là một xe gắn máy Wave 110cc, loại xe số rất thông dụng hiện nay. Hệ thống truyền động của xe sẽ được tích hợp giữa 2 nguồn động lực là động cơ xăng và động cơ điện DC đặt tại bánh sau. Kết quả thu được là xe có thể vận hành như một chiếc xe gắn máy hiện hành và có thể vận hành như một chiếc xe điện. Khi vận hành với đoạn đường dài khu vực ngoại ô, xe sẽ hoạt động chủ yếu là động cơ đốt trong. Trong lúc đó, xe sẽ tận dụng nguồn năng lượng điện máy phát của động cơ đốt trong và năng lượng tái sinh của động cơ điện để nạp cho Pin Lithium-ion. Khi lưu thông vào khu vực nội ô, động cơ sẽ được kích hoạt, xe chạy bằng nguồn điện tích trữ từ Pin Lithium-ion. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, bộ Pin Lithium-ion luôn luôn được nạp điện từ máy phát của động cơ đốt trong và năng lượng tái sinh khi hoạt động ở chế độ động cơ, xe chạy bằng động cơ điện có thể đạt được tốc độ tối đa khoảng 40 km/h. Trong quá trình hoạt động bộ vi điều khiển sẽ điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện cung cấp hệ thống điều khiển, động cơ điện nhằm bảo vệ an toàn cho hệ thống.