Vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống phân phối thịt lợn tại tỉnh Lâm Đồng

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn và nguyên nhân gây ô nhiễm thịt lợn trong quá trình phân phối tại tỉnh Lâm Đồng được khảo sát trên 31 chợ (tập trung và nhỏ lẻ) của ba địa phương đại diện (thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng) thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn người bán...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Thao, Pham Thi Thanh, Trach, Nguyen Xuan, Dang, Pham Kim
Định dạng: Research report
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/1001
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn và nguyên nhân gây ô nhiễm thịt lợn trong quá trình phân phối tại tỉnh Lâm Đồng được khảo sát trên 31 chợ (tập trung và nhỏ lẻ) của ba địa phương đại diện (thành phố Bảo Lộc, huyện Lâm Hà và huyện Đức Trọng) thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn người bán thịt và lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy tỷ lệ mẫu thịt lợn được lấy tại chợ tập trung và chợ nhỏ lẻ bị nhiễm E. coli quá mức quy định lần lượt là 11, 11% và 66, 67%. Tỷ lệ mẫu thịt lợn được lấy từ chợ nhỏ lẻ bị nhiễm Salmonella là 27, 27% trong khi không phát hiện Salmonella trong các mẫu thịt lấy từ chợ tập trung. Tỷ lệ mẫu nước sử dụng tại các chợ tập trung và chợ nhỏ lẻ bị nhiễm coliforms vượt ngưỡng cho phép lần lượt là 77, 27% và 81, 48%. Dụng cụ được sử dụng trực tiếp tại các quầy bán thịt (dao, thớt) đều không đạt yêu cầu vệ sinh về chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí và Enterobacteriaceae ở cả hai loại chợ. Tuy nhiên, thịt lợn tại các chợ này không chứa tồn dư chloramphenicol, tylosin, tetracycline, clenbuterol và salbutamol.