Sự liên hệ thực tiễn của một số khía cạnh chủ chốt trong lý thuyết về bá quyền của chủ nghĩa tân Gramsci

Trong chuyên ngành Quan hệ quốc tế, lý thuyết về bá quyền của chủ nghĩa tân Gramsci (NeoGramscianism) trong nhiều năm qua đã đóng vai trò là khung lý thuyết nổi trội để đánh giá các hiện tượng bá quyền. Về mặt thực tiễn, trong thế kỷ 20 vừa qua, các hiện tượng bá quyền cấp độ thế giới vẫn là đặc đ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Ngũ, Chánh Hào
Định dạng: Research article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Xã hội và Nhân văn 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/1824
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong chuyên ngành Quan hệ quốc tế, lý thuyết về bá quyền của chủ nghĩa tân Gramsci (NeoGramscianism) trong nhiều năm qua đã đóng vai trò là khung lý thuyết nổi trội để đánh giá các hiện tượng bá quyền. Về mặt thực tiễn, trong thế kỷ 20 vừa qua, các hiện tượng bá quyền cấp độ thế giới vẫn là đặc điểm chủ đạo trong lịch sử quan hệ quốc tế với những ảnh hưởng sâu rộng đến từng quốc gia, khu vực và châu lục. Trong thế kỷ 21, sự trỗi dậy của Trung Quốc với triển vọng thay thế vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ vẫn là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của thời đại. Tuy nhiên, Gramsci lần đầu tiên định hình nên lý thuyết bá quyền cùng các khái niệm có liên quan cách đây gần một trăm năm, và chủ nghĩa tân Gramsci ra đời cách đây cũng hơn nửa thế kỷ. Để có cơ sở lý thuyết vững chắc để đánh giá những vấn đề ấy, việc đánh giá lại lý thuyết nêu trên về mặt liên hệ thực tiễn là điều cần thiết để đảm bảo tính gắn kết của nó với thế giới đương đại. Thông qua việc xem xét bằng phương pháp logic và lịch sử các khía cạnh của lý thuyết bá quyền, bao gồm (i) phạm vi quốc nội và quốc tế của lý thuyết bá quyền, (ii) cách mạng kinh tế - xã hội triệt để, (iii) sự phát triển từ trong ra bên ngoài, (iv) cơ chế đồng thuận và các thể chế quốc tế, và (v) khối lịch sử, bài viết này khẳng định rằng quan điểm của chủ nghĩa tân Gramsci về bá quyền vẫn có tính liên hệ thực tiễn cao độ đối với quan hệ quốc tế đương đại