Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm artichoke ở Thành phố Đà Lạt

Phân tích chuỗi giá trị artichoke ở Đà Lạt dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2003), GTZ ValueLinks (2011) và M4P (2007). Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cùng với các công cụ khác như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Tươi
Tác giả khác: Lê, Như Bích
Định dạng: Research report
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại Học Đà Lạt 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2127
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Phân tích chuỗi giá trị artichoke ở Đà Lạt dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2003), GTZ ValueLinks (2011) và M4P (2007). Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cùng với các công cụ khác như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), tham vấn chuyên gia (KIP) và phỏng vấn trực tiếp từng tác nhân trong chuỗi giá trị artichoke tại Đà Lạt. Số liệu của đề tài được thu thập từ 60 nông dân, 12 thương lái, 06 cơ sở chế biến/công ty, 20 người bán lẻ và 07 chuyên gia/những người có am hiểu về sản xuất và tiêu thụ artichoke. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) phân tích hoạt động thị trường của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị artichoke, (2) phân tích sự phân phối giá trị gia tăng và thu nhập của các tác nhân, đặc biệt là nông hộ trồng artichoke, và (3) đề xuất giải pháp để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm artichoke ở Đà Lạt. Kết quả cho thấy: Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần của nông dân rất thấp, thậm chí là thấp hơn thương lái. Công ty chế biến và người bán lẻ luôn có giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần cao nhất. Mặc dù tỷ số lợi ích/chi phí của nông dân cao so với cơ sở sản xuất và công ty chế biến, nhưng do sản xuất nhỏ lẻ, chi phí đầu tư thấp, quay vòng vốn chậm, nên tổng lợi nhuận của nông dân/năm thấp nhất trong chuỗi (chưa tới 4%). Do đó, sự phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi là chưa đều. Để phát triển bền vững chuỗi giá trị artichoke ở Đà Lạt cần kết hợp các giải pháp sau: giảm chi phí sản xuất, mở rộng kênh phân phối, đầu tư công nghệ và hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành có liên quan. Analysis of the artichoke value chain in Da Lat city based on approaches of Kaplinsky and Morris (2003), GTZ (2011) and M4P (2007). Non-probability sampling method was used to collect primary data, together with other tools from the of Participatory Rural Appraisal (PRA approach) such as, key informant panel method (KIP) and direct interviews with each of the actors in the artichoke value chain in Da Lat. Primary Data included 60 farmers, 12 traders, 06 processing companies, 20 retailers and 07 key informants in the artichoke chain. Aims of the study included (1) to analyze activities of market actors in the value chain; (2) to analyse distribution of added value and income of corresponding actors in artichoke value chain, and (3) to find out solutions to develop added value of artichoke value chain. Results of the study showed that: Added value and profit of farmer were very low, even lower than that of traders. Added value of companies as well as profit of retailers were highest. Although benifit/cost rate of farmer was very high, even higher than companies. But farmer’production scale was small, low investment, all made total farmer’annual profit smallest in the value chain (less 4%). Therefore profit distribution of the artichoke value chain was unequal among the actors. Sustainable development of artichoke value chain should be a combination of different sollution, including: product cost reduction, expanding distribution channels, investment in technology, and the support of state agencies.