Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức trên địa bàn thành phố Đà Lạt

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Về mặt pháp lý: Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đến công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong GĐ và XH; Thiếu chính sách hỗ trợ cho nhóm PN đặc...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Vũ, Mộng Đóa, Nguyễn, Thị Minh Hiền, Đào, Thị Hiếu, Võ, Thuấn, Phạm, Hồng Hải, Nguyễn, Đình Nghiệp, Lê, Bá Chu, Trần, Thị Minh Phương, Nguyễn, Thị Hồng Thanh, Nguyễn, Thị Phương Thảo, Phạm, Thị Mỹ Huyền
Định dạng: Report
Ngôn ngữ:English
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2466
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Về mặt pháp lý: Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm đến công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong GĐ và XH; Thiếu chính sách hỗ trợ cho nhóm PN đặc thù. Lâm Đồng có Công văn số 2405-CV/TU ngày 28/03/2018 về việc thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của Ban Bí thư. Việt Nam chưa có chính sách cụ thể dành cho LĐNPCT. - Về mặt thực tiễn, Đà Lạt có khoảng 8.480 LĐNPCT không được tham gia BHXH, BHYT và BHTN; không có điều kiện để tham gia các tổ chức XH, tổ chức nghề nghiệp, khó tiếp cận DVXH và đời sống dễ bị tổn thương;việc xây dựng mô hình còn một số hạn chế và khó khăn. - Về mặt khoa học: hiện nay việc nghiên cứu về thực trạng tiếp cận các DVXH của LĐNPCT ở nước ta nói chung và tại thành phố Đà Lạt nói riêng chưa được quan tâm nghiên cứu một cách cụ thể. Trong bối cảnh như vậy, cả về mặt thực tiễn lẫn về mặt khoa học đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của lao động nữ phi chính thức trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” rất cần thiết và mang tính cấp bách vì nó giúp cho chính quyền địa phương, các cơ quan thực thi chính sách ASXH nắm bắt được một cách hệ thống vấn đề xã hội về LĐNPCT địa phương để từ đó đề xuất các mô hình và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT địa phương. Qua đó góp phần bảo đảm cuộc sống an toàn và hạnh phúc của LĐNPCT địa phương. Kết quả này đến phiên nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế phi chính thức hiệu quả và bền vững hơn, đóng góp nhiều hơn vào nền kinh tế của thành phố Đà Lạt. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. - Xây dựng ba mô hình tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. - Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp thực nghiệm 4. Đối tượng, Khách thể nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội LĐNPCT, nhu cầu tiếp cận dịch vụ và xây dựng mô hình triển khai thử nghiệm cho LĐNPCT. - Khách thể: LĐNPCT, cán bộ phụ nữ, cán bộ ngành lao động thương binh xã hội. - Phạm vi nghiên cứu: + Về địa bàn nghiên cứu: thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng + Về nội dung: các dịch vụ xã hội cơ bản và một số các dịch vụ xã hội: tư vấn bảo hiểm, tư vấn pháp luật, hỗ trợ tâm lý xã hội. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt như thế nào? - Những mô hình nào có thể hỗ trợ LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt có thể tiếp cận một cách hiệu quả? - Cần có những giải pháp gì để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT trên địa bàn thành phố Đà Lạt? 6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa lý luận - Ý nghĩa thực tiễn PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu đã được triển khai ở nước ngoài và trong nước. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đó, nhóm nghiên cứu đã vận dụng và triển khai thực hiện trong đề tài. Chương 2. Thực trạng và nhu cầu tiếp cận dịch vụ xã hội của LĐNPCT 1. Thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy nhìn chung LĐNPCT tiếp cận với các dịch vụ xã hội còn ở mức thấp, chủ yếu “có biết nhưng chưa đầy đủ”hoặc “hoàn toàn không biết”. 2. Nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn lao động nữ PCT đều có nhu cầu được tiếp cận về các dịch vụ xã hội ở mức cần thiết và rất cần thiết chiếm trên 50%. Điều này cho thấy, cần phải có những giải pháp để hỗ trợ LĐNPCT đáp ứng được những nhu cầu này một cách hiệu quả. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các DVXH của lao động nữ PCT - Yếu tố thuộc về bản thân lao động nữ PCT + Yếu tố độ tuổi, + Yếu tố thu nhập, + Yếu tố trình độ học vấn, + Yếu tố tính tích cực chủ động của bản thân, + Yếu tố vốn kinh nghiệm của bản thân - Yếu tố thuộc về môi trường xã hội. + Sự hỗ trợ vốn để đầu tư, + Áp lực công việc, + Chế độ, chính sách của địa phương, + Được tuyên truyền, tham gia các khóa tập huấn về các dịch vụ xã hội, + Quan tâm hỗ trợ của các cán bộ tại địa phương (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, ngành LĐTBXH) Chương 3. Xây dựng các mô hình thử nghiệm Dựa trên thực trạng và nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT cũng như thực tế hoạt động hỗ trợ đối tượng này nhóm nghiên cứu đã đề xuất ba mô hình: - Mô hình hỗ trợ tiếp cận dịch vụ Bảo hiểm y tế - Mô hình hỗ trợ tư vấn pháp luật - Mô hình hỗ trợ tư vấn tâm lý xã hội Sau khi xây dựng và triển khai thử nghiệm mô hình bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định giúp cán bộ phụ nữ nâng cao nhận thức và kỹ năng hỗ trợ đồng thời qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ đối với LĐNPCT. Chương 4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các DVXH của LĐNPCT - Giải pháp duy trì và phát triển các mô hình hỗ trợ LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt - Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và khả năng tiếp cận các DVXH cho LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt - Giải pháp mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ công tác xã hội dành cho LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt - Giải pháp ở cấp độ chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội của LĐNPCT tại thành phố Đà Lạt KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Kết luận - Kiến nghị