Trống đồng Tây Nguyên: Tư liệu và thảo luận

Trước năm 1975, Tây Nguyên vẫn còn là “vùng trắng” trong bản đồ phân bố trống đồng. Đến nay, Tây Nguyên đã phát hiện được 19 trống đồng, trong đó 14 chiếc thuộc loại I Heger, 2 chiếc thuộc loại III và 3 chiếc thuộc loại IV Heger. Ở Tây Nguyên vắng mặt trống loại II, còn gọi là trống Mường. Tất cả t...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Lê, Xuân Hưng, Phạm, Bảo Trâm
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Viện Khảo cổ học Việt Nam 2021
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/250
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trước năm 1975, Tây Nguyên vẫn còn là “vùng trắng” trong bản đồ phân bố trống đồng. Đến nay, Tây Nguyên đã phát hiện được 19 trống đồng, trong đó 14 chiếc thuộc loại I Heger, 2 chiếc thuộc loại III và 3 chiếc thuộc loại IV Heger. Ở Tây Nguyên vắng mặt trống loại II, còn gọi là trống Mường. Tất cả trống Đông Sơn ở Tây Nguyên đều phân bố ở Nam Tây Nguyên, chủ yếu là tỉnh Đắc Lắc. Các Trống này đều thuộc loại Đông Sơn muộn, có niên đại nửa cuối Thiên niên kỷ I trước Công nguyên đến vài thế kỷ sau Công nguyên. Trống đồng Tây Nguyên được đúc tại chỗ hay giao lưu trao đổi trực tiếp với cư dân Việt cổ ở Bắc Việt Nam, hoặc thông qua cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở ven biển Trung bộ. Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được các cư dân Tây Nguyên sử dụng làm quan tài chôn người chết. Với Tây Nguyên, trống đồng Đông Sơn không chỉ nhiều về số lượng mà còn in đậm trong tâm thức của cư dân bản địa. Thừa nhận những ảnh hưởng về kỹ thuật luyện kim và chế tạo công cụ đồng từ Đông Sơn đến Tây Nguyên, đồng thời cũng ghi nhận chất “Thượng’’ trên trống Đông Sơn. Đây là mối giao thoa, tiếp biến văn hóa rõ rệt trong thời đại đồng thau và sắt sớm ở Việt Nam.