Công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật từ thực tiễn các cơ sở trợ giúp xã hội tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu CTXH đối với trẻ KT; thực trạng, hiệu quả và các yếu tố tác động đến hoạt động CTXH đối với trẻ KT. Với chương 1 nhóm tác giả đã khái quát tình hình nghiên cứu của đề tài với bốn nhóm là nghiên cứu về trẻ KT, nghiên cứu về CTXH với ng...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Thị Minh Phương
Tác giả khác: Nguyễn, Thị Minh Hiền
Định dạng: Report
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Đà Lạt 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/3326
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu CTXH đối với trẻ KT; thực trạng, hiệu quả và các yếu tố tác động đến hoạt động CTXH đối với trẻ KT. Với chương 1 nhóm tác giả đã khái quát tình hình nghiên cứu của đề tài với bốn nhóm là nghiên cứu về trẻ KT, nghiên cứu về CTXH với người KT, nghiên cứu về CTXH với trẻ KT, và nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH với trẻ KT. Đồng thời các khái niệm được tìm hiểu và phân tích cụ thể như KT, trẻ KT, CTXH với trẻ KT và cơ sở trợ giúp xã hội. Chương 2 đã nêu tổng quan về địa bàn và khách thể nghiên cứu, thực trạng, hiệu quả hoạt động CTXH đối với trẻ KT từ thực tiễn năm cơ sở trợ giúp xã hội. Năm hoạt động là chăm sóc, nuôi dưỡng; giáo dục; vui chơi giải trí; hỗ trợ tâm lý; dạy nghề và tạo việc làm. Từ phân tích ở trên cho thấy các hoạt động CTXH đối với trẻ KT đã được một kết quả đáng kể. Các cơ sở tùy thuộc vào chức năng và vai trò của của mình đã có những hoạt động hỗ trợ cho trẻ KT, đảm bảo các nhu cầu cơ bản cho trẻ gồm chăm sóc về mặt thể chất như ăn, ở, mặc, y tế và các điều kiện tối thiểu khác. Các cơ sở đã có những kết quả ấn tượng trong việc thực hiện kế hoạch năm học (đối với 3 cơ sở giáo dục), và các hỗ trợ hoạt động giáo dục đối với 2 cơ sở giáo dục còn lại. Các hoạt động vui chơi giải trí, hỗ trợ tâm lý, và đào tạo nghề được tổ chức phù hợp với điều kiện của cơ sở và điều kiện thể chất, nhu cầu của trẻ KT, của gia đình và xã hội. Chương 3 nhóm tác giả tìm hiểu các yếu tố tác động đến CTXH đối với trẻ KT là yếu tố thuộc về chính sách; nhân viên CTXH; nhóm đối tượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị; ngân sách và khả năng kết nối nguồn lực. Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận và những khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao hiệu quả CTXH với trẻ KT tại các cơ sở này.