Nghiên cứu qui trình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại rau tại Lâm Đồng

Lâm Đồng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại rau quanh năm. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của tuyến trùng hại. Điều tra tập quán canh tác và tác hại của tuyến trùng gây ra trên đồng ruộng nhằm nắm bắt sự hiểu biết của người canh tác với bệnh tuyến tr...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Thị Minh Loan
Tác giả khác: Nguyễn, Văn Kết
Định dạng: Report
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/909
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Lâm Đồng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các loại rau quanh năm. Đó cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của tuyến trùng hại. Điều tra tập quán canh tác và tác hại của tuyến trùng gây ra trên đồng ruộng nhằm nắm bắt sự hiểu biết của người canh tác với bệnh tuyến trùng và biện pháp phòng trừ, đồng thời xác định mức độ gây hại trên đồng ruộng để áp dụng biện pháp phù hợp. Sử dụng các biện pháp như vật lý, canh tác, sinh học, sử dụng cây giống sạch bệnh và biện pháp hóa học nhằm hạn chế tuyến trùng hại, đồng thời nhằm xây dựng qui trình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại rau. Kết quả điều tra cho thấy 73,33% số hộ nông dân trồng xà lách không biết về tuyến trùng hại, tỉ lệ cây bị tuyến trùng trên đồng ruộng là 53,8%, số lượng tuyến trùng ký sinh trên đồng ruộng dao động trong khoảng 1870-1975 con/100g đất, trung bình trong năm là 2094 con/100g đất. Trên cây cải thảo, 66,67% số hộ được điều tra không biết về tuyến trùng hại, tỉ lệ cây bị tuyến trùng trên đồng ruộng trung bình là 37,30%, số lượng tuyến trùng ký sinh trung bình trên đồng ruộng là 2107 con/100g đất, dao động là 1695-4276 con/100g đất. Có đến 80,0% số hộ nông dân không biết về tuyến trùng hại cà tím, tỉ lệ cây bị tuyến trùng hại trung bình là 32,6%, số lượng tuyến trùng ký sinh trung bình là 1216 – 3217 con/100g đất. Kết quả thí nghiệm sử dụng các biện pháp vật lý, canh tác, sinh học, sử dụng cây giống sạch bệnh và biện pháp hóa học để kiểm soát tuyến trùng hại rau cho thấy hiệu lực kiểm soát tuyến trùng, mức độ xâm nhiễm, tỉ lệ nốt sưng và năng suất của xà lách, cải thảo và cà tím biến động ở các nghiệm thức khác nhau. Đối với biện pháp vật lý, hiệu quả kiểm soát tuyến trùng cao nhất ở biện pháp nung nhiệt, đạt 96,75% trên cây xà lách, 62,99% trên cây cải thảo và 88,60% trên cây cà tím, mức độ xâm nhiễm và tỉ lệ nốt sưng ở nghiệm thức này cũng ở mức thấp nhất. Các biện pháp còn lại cũng có tác dụng trong việc kiểm soát tuyến trùng và hiệu quả dao động trong khoảng từ 30 – 54%. Năng suất của xà lách, cải thảo, cà tím cao nhất ở nghiệm thức nung nhiệt lần lượt là 31,25 tấn/ha, 87,14 tấn/ha, 160,11 tấn/ha. Luân canh với cây cà chua và không thu dọn tàn dư của vụ trước không có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng. Trong khi đó, luân canh với cây cúc tần có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng đối với cây xà lách, cải thảo và cà tím lần lượt là 55,45%, 78,21%, 12,88%. Tỉ lệ nốt sưng và mức độ xâm nhiễm khi xen canh với cúc tần cũng ở mức thấp, đối với cây xà lách là 19,33% và 2,60, trên cải thảo là 20,00% và 2,67, trên cây cà tím là 22,00 và 3,67. Năng suất của xà lách (29,36 tấn/ha), cải thảo (89,69 tấn/ha) ở mức cao nhất khi luân canh với cúc tần, trong khi đó năng suất của cà tím cao nhất khi xen canh với đậu cô ve, đạt 132,08 tấn/ha. Đối với biện pháp sinh học, sử dụng phương pháp xông hơi sinh học có hiệu quả kiểm soát tuyến trùng sau 20 ngày xử lý trên các đối tượng nghiên cứu là cao nhất. Trong khi đó mức độ xâm nhiễm và tỉ lệ nốt sưng trên cây xà lách, cải thảo và cà tím thấp nhất ở nghiệm thức sử dụng Saponin là thấp nhất. Năng suất cây trồng cao nhất ở nghiệm thức sử dụng dầu Neem. Đối với biện pháp sử dụng cây giống sạch bệnh thì hiệu lực phòng trừ tuyến trùng ở phương pháp tự sản xuất cây giống cao hơn biện pháp lựa chọn cây giống sạch bệnh từ vườn ươm. Tỉ lệ nốt sưng và mức độ xâm nhiễm của phương pháp này cũng thấp hơn phương pháp lấy ngẫu nhiên cây giống và lựa chọn cây giống từ vườn ươm. Tuy nhiên, năng suất của ba phương pháp này lại không có sự khác biệt về mặt thống kê ở tất cả ba loại cây trồng nghiên cứu. Sử dụng hoạt chất Ethoprothos và Carbonsulfan có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trên xà lách, cải thảo và cà tí cao hơn hoạt chất Abamectin. Xây dựng được 3 qui trình, 3 mô hình quản lý tổng hợp tuyến trùng hại rau. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng ở mô hình xà lách, cải thảo và cà tím lần lượt là 62,95%, 62,63% và 70,29%. Tỉ lệ nốt sưng và mức độ xâm nhiễm ở mô hình cũng thấp hơn so với đối chứng. Năng suất xà lách đạt 29,12 tấn/ha, cải thảo là 88,14 tấn/ha và cà tím đạt 132,10 tấn/ha.