Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật vùng rễ có khả năng phân giải lân, cố định đạm từ đất trồng cà phê tại tỉnh Đắk Lắk

Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi sinh vật vùng rễ có khả năng phân giải lân, cố định đạm cao từ đất trồng cà phê tại Đắk Lắk, nhằm thay thế phân bón hoá học, từ đó có thể sản xuất phân vi sinh giúp nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời làm giảm tác hại lên môi trường. Kết quả từ 73 mẫu đất...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn Hắc Hiển, Nguyễn, Khoa Trưởng, Lê, Ngọc Triệu, Nguyễn, Văn Bình, Nguyễn, Thị Bích Liên, Phan Trung Trực, Lê Thị Hồng, Trần, Văn Tiến
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Vietnam 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/959
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi sinh vật vùng rễ có khả năng phân giải lân, cố định đạm cao từ đất trồng cà phê tại Đắk Lắk, nhằm thay thế phân bón hoá học, từ đó có thể sản xuất phân vi sinh giúp nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời làm giảm tác hại lên môi trường. Kết quả từ 73 mẫu đất trồng cà phê thu tại 2 huyện Cư Kuin và Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã tuyển chọn được 3 dòng vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan cao, lần lượt là QT05B1 thuộc loài Burkholderia ambifaria đạt 790,93 mg/L, ER1 F1 thuộc loài Aspergillus niger đạt 667,00 mg/L và EBD1.1 thuộc loài Klebsiella aerogenes đạt 641,13 mg/L sau 96 giờ nuôi cấy. Và 3 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm tốt là CF01 K3.1 thuộc loài Rhizobium leguminosarum với hàm lượng nitơ tổng số đạt 86,2 mg/L và đạm amoni đạt 1,1 mg/L; CF01 K3.2 thuộc loài Sphingobium yanoikuyae có hàm lượng nitơ tổng số đạt 69,7 mg/L và đạm amoni đạt 1,3 mg/L và QT03 K2 thuộc loài Klebsiella pneumoniae có hàm lượng nitơ tổng số đạt 57,4 mg/L và đạm amoni đạt 0,8 mg/L sau 72 giờ nuôi cấy. Đây là những chủng vi sinh vật tiềm năng sử dụng trong sản xuất cà phê tại Đắk Lắk.