Ảnh hưởng của vật liệu bao gói đến chất lượng của nấm sò (Pleurotus saijo caju) trong quá trình bảo quản
Mục đích của nghiên cứu là lựa chọn được vật liệu bao gói tối ưu nhằm hạn chế tối đa quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa sau thu hoạch gây nên sự suy giảm chất lượng của nấm sò (Pleurotus saijo caju) trong quá trình bảo quản. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 6 loại bao gói, gồm hộp nhựa PET; hộp nhựa...
Đã lưu trong:
Những tác giả chính: | , , , |
---|---|
Định dạng: | Bài viết |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
2025
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258517 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Mục đích của nghiên cứu là lựa chọn được vật liệu bao gói tối ưu nhằm hạn chế tối đa quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa sau thu hoạch gây nên sự suy giảm chất lượng của nấm sò (Pleurotus saijo caju) trong quá trình bảo quản. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 6 loại bao gói, gồm hộp nhựa PET; hộp nhựa PET lót giấy kraft; hộp nhựa PET lót giấy kraft và bọc túi GreenMAP; khay xốp bọc túi GreenMAP; khay xốp lót giấy kraft, bọc túi GreenMAP và túi giấy kraft. Kết quả cho thấy, hộp nhựa PET có lót giấy kraft và bọc túi GreenMAP là phù hợp để bảo quản nấm sò. Sau 10 ngày bảo quản ở 4oC, nấm sò có tỷ lệ hao hụt khối lượng (5,78±0,28%), giảm hàm lượng protein hòa tan (65,49±1,28%) và vitamin C thấp nhất (27,87±0,28 mg/100 g); quả thể nấm sau khi bảo quản đã duy trì màu sắc, mùi vị và cấu trúc tốt hơn so với các công thức thí nghiệm khác. |
---|