Nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ sấy cá lóc Channa maculata bằng phương pháp sấy phối hợp bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại.

Bài báo trình bày về điều kiện sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp bơm nhiệt trên đối tượng cá lóc dựa theo mô hình thực nghiệm đa nhân tố bậc 1 của Box-Wilson. Kết quả cho thấy, mô hình toán học Y = 8,92 + 0,44X1 - 0,53X2 - 0,48X3 - 0,098X1X2 - 0,39X1X3 + 0,126X2X3 thể hiện mối tương quan giữa thời gian...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Lê, Thị Hồng Ánh, Dương, Hồng Quân, Bùi, Huy Chích, Hoàng, Ngọc Cương, Lê, Hoàng Phượng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258658
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Bài báo trình bày về điều kiện sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp bơm nhiệt trên đối tượng cá lóc dựa theo mô hình thực nghiệm đa nhân tố bậc 1 của Box-Wilson. Kết quả cho thấy, mô hình toán học Y = 8,92 + 0,44X1 - 0,53X2 - 0,48X3 - 0,098X1X2 - 0,39X1X3 + 0,126X2X3 thể hiện mối tương quan giữa thời gian sấy (Y) và các nhân tố tác động: nồng độ sorbitol (X1), nhiệt độ sấy (X2) và tốc độ gió (X3), trong đó nhiệt độ sấy ảnh hưởng đến thời gian sấy mạnh hơn so với các yếu tố khác. Điều kiện sấy tối ưu là sorbitol 2,5%, nhiệt độ sấy 57,5oC, tốc độ gió 1,6 m/s, và thời gian sấy là 8,27h. Cá lóc khô ở điều kiện tối ưu đã đạt chất lượng cảm quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và độ an toàn cao hơn so với các phương pháp sấy không khí và phơi dưới ánh sáng nắng mặt trời. Kết quả là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện và triển khai rộng rãi phương pháp sấy này trong sản xuất.