Hiệu quả của các thi nghiệm chủ động thong các môn học cơ học theo tiếp cận CDIO, Khoa Kỹ thuật Giao thông

Trong thời gian qua, trường Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Quốc Gia Tp.HCM đã có nhiều đổi mới chương trình đào tạo nhằm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư. Tiếp cận quan trọng trong đổi mới này chính là tổ chức giảng dạy và học tập theo phương thức CDIO (Conceive-Design-Implement-Operation...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Đình Tuân
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2016
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/60550
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong thời gian qua, trường Đại học Bách Khoa thuộc Đại học Quốc Gia Tp.HCM đã có nhiều đổi mới chương trình đào tạo nhằm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư. Tiếp cận quan trọng trong đổi mới này chính là tổ chức giảng dạy và học tập theo phương thức CDIO (Conceive-Design-Implement-Operation / Hình thành ý tưởng, Thiết kế ý tưởng, Thực hiện và Vận hành). Đào tạo theo cách thức này dựa trên các trụ cột gọi là các kỹ năng CDIO trong đó việc đào tạo phải đáp ứng chuẩn đầu ra học tập thông qua các hoạt động đào tạo được giám sát bởi một hệ thống đánh giá. Theo đó, sinh viên được đòi hỏi phải trải nghiệm và hiện thực hoá các kiến thức lý thuyết thông qua việc tự thực hiện các thí nghiệm, thực nghiệm và đây là một trong những phương thức giảng dạy quan trọng nhất của các môn học CDIO. Đặc biệt, ở tại các trường đào tạo kỹ sư, số lượng các môn liên quan đến cơ học như Cơ học kỹ thuật, Cơ học kết cấu, Sức bền vật liệu, Động lực học kết cấu, Cơ học đất và môi trường rời, Cơ học chất lỏng và khí, Thủy lực, Nguyên lý máy...chiếm tỉ lệ lớn và việc tổ chức dạy thí nghiệm không dễ thực hiện cả về qui mô số lượng lẫn nội dung, cách thức vận hành... Chúng cũng thường được dạy chung cho các ngành có chung nền tảng về cơ học: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không, công nghệ kỹ thuật ôtô - máy động lực...và có vai trò quyết định chất lượng đào tạo chung, trình độ chuyên môn của kỹ sư cho riêng từng ngành kỹ thuật. Bài báo đề cập về một cách tiếp cận trong xây dựng và tổ chức giảng dạy thí nghiệm cơ học dưới dạng bài thí nghiệm chủ động đang áp dụng tại khoa Kỹ thuật Giao thông - trường Đại học Bách khoa cũng như chỉ rõ kinh nghiệm xây dựng và tổ chức triển khai này giúp đáp ứng thời gian đào tạo hiện đã rút ngắn đi cũng như giải quyết số lượng đông sinh viên thực hiện thí nghiệm mà vẫn duy trì chất lượng đào tạo trong dạy và học nói chung.