Thiết kế một số hoạt động đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực viết văn nghị luận của học sinh lớp 11 : Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn và tiếng Việt

Trong tiến trình hội nhập và đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, phát triển năng lực người học được xem là nội dung và nhiệm vụ trong tâm. Vậy làm thế nào để giúp học sinh phát triển được những năng lực đọc, viết, nói...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Thủy Tiên
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Trong tiến trình hội nhập và đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, phát triển năng lực người học được xem là nội dung và nhiệm vụ trong tâm. Vậy làm thế nào để giúp học sinh phát triển được những năng lực đọc, viết, nói, nghe? Bằng cách nào để đo lường, đánh giá mức độ của năng lực mà học sinh đạt được? Người thầy phải đổi mới như thế nào để đáp ứng được xu hướng đổi mới? Đứng trước những câu hỏi và thách thức đó chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đềtài: Thiết kế một số hoạt động đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn nhằm phát triển năng lực viết văn nghị luận của học sinh lớp 11. Trước tiên chúng tôi xác định và lựa chọn các phương pháp đánh giá thường xuyên, thiết kế các tiêu chí đánh giá cho từng phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực viết văn nghị luận. Sau đó, thông qua việc tìm hiểu nội dung các văn bản thơ trong sách giáo khoa kết hợp phương pháp dạy tạo lập văn bản dựa trên tiến trình (tìm ý, lập dàn ý, viết bài, tự chỉnh sửa, trao đổi thảo luận nhóm, góp ý chỉnh sửa lẫn nhau) chúng tôi tiến hành thực hiện đánh giá thường xuyên. Mục tiêu chúng tôi hướng đến là giúp học sinh có kỹ năng nhận biết và viết được văn bản nghị luận về bài thơ/đoạn thơ. Biết cách lấy ý, tìm luận điểm, luận cứvà nêu được những cảm nhận, đánh giá cũng như mở rộng vấn đề. Qua đó, học sinh có thể dần hoàn thiện và phát triển được năng lực viết của bản thân, đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ về đổi mới của chương trình phổ thông mới.