Nghiên cứu hoạt tính chống lão hóa của một số dược liệu dân gian tại Đồng bằng sông Cửu Long : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành. Sinh thái học

Chống lão hóa đang là một chủ đề thú vị và hấp dẫn, việc nghiên cứu về dược liệu có khả năng chống lão hóa là xu hướng hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hoạt tính chống lão hóa thông qua khả năng kháng...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Huỳnh, Thị Kim Nguyên
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Chống lão hóa đang là một chủ đề thú vị và hấp dẫn, việc nghiên cứu về dược liệu có khả năng chống lão hóa là xu hướng hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hoạt tính chống lão hóa thông qua khả năng kháng oxy hóa in vitro và invivo của cao ethanol chiết xuất từ Nhàu (Morinda citrifolia L.), Móp gai (Lasia spinosa L.), Thiền liền (Kaempferia galanga L.), Khổ qua rừng (Momordica charantia L.) và Dâu tằm (Morus acidosa Griff). Hoạt tính kháng oxy hóa in vitro được đánh giá bằng cách sử dụng bốn phương pháp là DPPH, ABTS.⁺, khử sắt (RP) và phosphomolybdenum. Ruồi giấm hoang dại CS (Drosophila melanogaster) được sử dụng làm mô hình để đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa in vivo của các loại cao chiết và khả năng kéo dài tuổi thọ của cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa cao. Kết quả cho thấy, cao chiết ethanol của Móp gai thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa tốt nhất khi khảo sát ở cả bốn phương pháp DPPH, ABTS.⁺, RP và phosphomolybdenum với giá trị EC₅₀ (effective concentration) lần lượt là 23,80±0,6 μg/mL, 3,56±0,6μg/mL, 2,21±0,29μg/mL và giá trị Abs₀,₅ là 52,99±4,1μg/mL.