Triển khai giảng dạy theo phương pháp tiếp cận CDIO từ thực tế của Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường ĐH Bách Khoa, ĐHQG-HCM

CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Do tính ư...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Đoàn, Đình Tuyết Trang, Lâm, Văn Phong, Lê, Hoài Long
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2016
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/60572
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Do tính ưu việt mà phương pháp mang lại, hiện nay, nhiều trường Đại học có uy tín đã và đang bắt tay vào xây dựng chương trình đào tạo mới theo mô hình CDIO, trong đó có Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM. Thực tế áp dụng phương pháp dạy và học trước đây cho thấy rằng, sinh viên tốt nghiệp từ Khoa Kỹ thuật Xây dựng rất vững về kiến thức, nhưng lại khá yếu về các kỹ năng, nổi trội là khả năng làm việc theo nhóm, nhất là trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Vì vậy, một Chương trình đào tạo tích hợp kiến thức và kỹ năng là hết sức cần thiết. Để có thể đem lại cho sinh viên một không khí học tập mới, thông qua phương pháp dạy – học chủ động hơn, ban giảng huấn của Khoa Kỹ thuật Xây dựng đã từng bước triển khai các môn học chuyên ngành theo hướng CDIO này. Tuy nhiên, bên cạnh những cái “được” mà phương pháp mang lại, thực tế thí điểm trên một số môn học cho thấy việc “hội nhập” này cũng gặp không ít trở ngại. Mục đích của bài báo này là mong muốn được chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi triển khai CDIO trong hoạt động dạy – học, đặc biệt là với các môn kỹ thuật, mang tính chuyên ngành cao. Để từ đó, có thể cùng nhau phát huy được các lợi thế, và tìm hướng khắc phục được những khó khăn, tiến tới áp dụng đại trà cho tất cả các môn học có tính chất tương tự.