Khảo sát khả năng kháng oxy hóa của oligopeptide tinh sạch từ protein đậu nành được thủy phân bởi bromelain Ananas comosus (L.) Merr.) : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Đề tài được thực hiện với mục đích tinh sạch oligopeptide được thủy phân từ đậu nành có hoạt tính kháng oxy hóa cao. Qua các thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của sự tương tác của nhiệt độ và pH thủy phân; hàm lượng cơ chất cho thấy: no...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Đề tài được thực hiện với mục đích tinh sạch oligopeptide được thủy phân từ đậu nành có hoạt tính kháng oxy hóa cao. Qua các thí nghiệm khảo sát sự ảnh hưởng của sự tương tác của nhiệt độ và pH thủy phân; hàm lượng cơ chất cho thấy: nồng độ bromelain thô từ vỏ khóm với nồng độ 10 U.mg⁻¹ phản ứng với 2,0 g bột đậu nành đã loại lipid ở pH 6, nhiệt độ thủy phân 30°C là điều kiện thích hợp nhất để tạo dịch đậu nành thủy phân có khả năng kháng oxy hóa cao. Dịch đậu nành thủy phân qua sắc ký lọc gel Sephadex G-25 thu được 3 phân đoạn F1, F2, F3 với khả năng kháng oxy hóa lần lượt là 25,26%, 6,44% và 3,01%. Ba phân đoạn thu được ở sắc ký lọc gel tiếp tục được tinh sạch bằng sắc ký tương tác kỵ nước trên gel Phenyl Sepharose CL-4B. Mỗi phân đoạn F1, F2, F3 của sắc ký lọc gel qua quá trình sắc ký tương tác kỵ nước trên gel Phenyl sepharose CL-4B được phân tách thành 2 phân đoạn (F1 và F2). Các phân đoạn có tính kỵ nước cao (F2) kháng oxy hóa cao hơn các phân đoạn có tính kỵ nước thấp (F1). Khả năng kháng oxy hóa của 3 phân đoạn F2-HIC (F1-G25), F2- HIC (F2-G25) và F2-HIC (F3-G25) lần lượt là 32%, 15,5% và 13,8%. Kết quả điện di cho thấy có sự xuất hiện của băng peptide cho khả năng kháng oxy hóa cao với khối lượng phân tử 6,32 kDa. |
---|